Ban hành Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng của Bộ Tài chính? Nguyên tắc An toàn an ninh mạng ra sao?
Ban hành Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng của Bộ Tài chính?
Ngày 19/5/2023, Bộ Tài chính ban hành Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023.
Theo đó tại Điều 1 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về công tác an toàn thông tin mạng và an ninh mạng của Bộ Tài chính.
2. Quy chế này áp dụng với các tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính (theo Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính).
Theo như quy định trên, Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng quy định về công tác an toàn thông tin mạng và an ninh mạng của Bộ Tài chính
Quy chế này được áp dụng với các tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 2 Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định an toàn thông tin mang và an ninh mạng như sau:
- An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
- An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đồng thời an toàn thông tin mạng và an ninh mạng được viết tắt là An toàn an ninh mạng.
Ban hành Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng của Bộ Tài chính? Nguyên tắc An toàn an ninh mạng ra sao? (Hình từ Internet)
An toàn an ninh mạng của Bộ Tài chính được áp dụng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc an toàn an ninh mạng tại Bộ Tài chính
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng; bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác, dữ liệu cá nhân; giao dịch điện tử và các quy định khác có liên quan. Trường hợp có văn bản quy định cập nhật, thay thế hoặc quy định khác tại văn bản quy phạm pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền cao hơn thì áp dụng quy định tại văn bản đó.
2. Phân cấp, ủy quyền trách nhiệm bảo đảm an toàn an ninh mạng phù hợp với tổ chức bộ máy và phương thức làm việc của Bộ Tài chính.
3. An toàn an ninh mạng phải gắn liền và hỗ trợ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, chuyển đổi số của Bộ Tài chính; hỗ trợ việc sử dụng thiết bị xử lý thông tin để xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tài chính.
4. Ứng cứu sự cố an toàn an ninh mạng là hoạt động quan trọng nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý và khắc phục kịp thời sự cố an toàn an ninh mạng.
5. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính nêu cao tinh thần chủ động, tự giác trong việc áp dụng các biện pháp an toàn an ninh mạng.
Theo như quy định trên, an toàn an ninh mạng tại Bộ Tài chính phải được thực hiện theo 5 nguyên tắc trên.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong an toàn an minh mạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính
1. Cục Tin học và Thống kê tài chính:
a) Tham mưu cho Bộ Tài chính về việc triển khai công tác an toàn an ninh mạng; Hướng dẫn các quy định của pháp luật, văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về an toàn an ninh mạng trong phạm vi các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính; Tổ chức triển khai Quy chế này và các quy định của pháp luật về an toàn an ninh mạng tại Cơ quan Bộ;
b) Tổng hợp kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất về an toàn an ninh mạng, trình Lãnh đạo Bộ Tài chính gửi các cơ quan quản lý về an toàn an ninh mạng; Xử lý các việc đột xuất về an toàn an ninh mạng (chưa quy định tại Quy chế này) theo phân công của Lãnh đạo Bộ;
c) Định kỳ hàng năm, tổ chức rà soát, kiểm tra tính phù hợp của Quy chế này với các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và các quy định, tiêu chuẩn liên quan; kiểm tra tính đáp ứng của Quy chế này với yêu cầu thực tế của Bộ Tài chính; báo cáo Bộ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế trong trường hợp cần thiết.
2. Tổng cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này và các quy định của pháp luật, ván bản chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về an toàn an ninh mạng trong phạm vi đơn vị; Ban hành quy định về an toàn an ninh mạng của đơn vị phù hợp với Quy chế này và các quy định của pháp luật về an toàn an ninh mạng; Xây dựng kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất về an toàn an ninh mạng và gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính tổng hợp, báo cáo Bộ.
b) Chỉ đạo đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng trực thuộc đơn vị phối hợp chặt chẽ với Cục Tin học và Thống kê tài chính trong quá trình triển khai công tác an toàn an ninh mạng tại đơn vị.
3. Cục, Vụ, đơn vị cấp tương đương trực thuộc Bộ:
a) Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, đơn vị có thẩm quyền quyết định về nhân sự có trách nhiệm bảo đảm văn bản quyết định về tiếp nhận, bổ nhiệm, điều động, chuyển công tác, thôi việc, nghỉ hưu, dừng công tác thuộc thẩm quyền phát hành của đơn vị được gửi tới Cục Tin học và Thống kê tài chính tại thời điểm phát hành văn bản.
b) Ban hành quy định/nội quy về an toàn an ninh mạng của đơn vị phù hợp với trách nhiệm của đơn vị theo Quy chế này và các quy định của pháp luật về an toàn an ninh mạng.
c) Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính triển khai và giám sát việc thực hiện Quy chế này tại đơn vị.
Theo đó, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Tổng cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính, Cục, Vụ, đơn vị cấp tương đương trực thuộc Bộ phải có trách nhiệm theo quy định trên trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?