Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập để thực hiện hoạt động nào theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP?
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập để thực hiện hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Tổ chức Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định thành lập theo từng chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) triển khai trên địa bàn cấp xã, chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã.
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có ít nhất là 05 thành viên, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo như quy định trên, Ban Giám sát đầu tư là không cố định mà được thành lập dựa theo từng chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định các hoạt động của ban giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động.
- Tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý của công dân, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chương trình, dự án thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Chủ động thu thập, thông tin, tài liệu để tiến hành phân tích, đối chiếu và tổng hợp, đánh giá tính xác thực, sự phù hợp khi thực hiện chương trình, dự án; nội dung phản ánh, kiến nghị của Nhân dân về chương trình, dự án trên địa bàn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát trực tiếp tại nơi thực hiện chương trình, dự án. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có thể mời người có chuyên môn liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát cùng tham gia kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức và chủng loại vật tư theo quy định.
- Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị bằng văn bản. Trường hợp phát hiện các vấn đề vi phạm hoặc có các kiến nghị khác về các chương trình, dự án trong quá trình giám sát, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng định kỳ báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc khi có yêu cầu về kết quả giám sát các chương trình, dự án trên địa bàn.
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập để thực hiện hoạt động nào theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP?
Kế hoạch hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 43 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và phải phù hợp với của từng chương trình, dự án.
Kế hoạch hoạt động gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác. Kế hoạch hoạt động được điều chỉnh khi chương trình, dự án có sự thay đổi.
Theo như quy định trên kế hoạch hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác.
Kế hoạch hoạt động được điều chỉnh khi chương trình, dự án có sự thay đổi.
Công tác phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Công tác phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng liên hệ chặt chẽ với Nhân dân để nắm bắt thông tin do Nhân dân phản ánh, kịp thời báo cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết; đồng thời, thông tin lại cho Nhân dân về kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan quản lý nhà nước, chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Theo đó, công tác phối hợp thực hiện hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng gồm các nội dung:
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân để nắm bắt thông tin do Nhân dân phản ánh, kịp thời báo cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết; đồng thời, thông tin lại cho Nhân dân về kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan quản lý nhà nước, chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?