Áp dụng quy định nào đối với vụ việc dân sự đã được thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm?
Áp dụng quy định nào đối với vụ việc dân sự đã được thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 quy định như sau:
Điều 1
Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):
1. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
Theo như quy định trên thì sẽ áp dụng quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 để giải quyết những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà Tòa án đã thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm.
Theo đó, những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà Tòa án đã thụ lý trước ngày 01/7/2016 và đã tổ chức xét xử sơ thẩm trước ngày 01/7/2016 thì sẽ áp dụng quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.
Áp dụng quy định nào đối với vụ việc dân sự đã được thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sở thẩm? (Hình từ Internet)
Nội quy phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 234 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nội quy phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự như sau:
- Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
- Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
- Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
- Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
- Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
- Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
- Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.
Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
- Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
- Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.
Thứ tự hỏi tại phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 249 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa
1. Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 248 của Bộ luật này, theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:
a) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Những người tham gia tố tụng khác;
c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
2. Việc đặt câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng.
Theo như quy định trên thì thứ tự hỏi của từng người tại phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự như sau:
- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Những người tham gia tố tụng khác;
- Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
- Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?