Án treo là gì? Có phải là treo phạm nhân lên? Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo thế nào?
Án treo là gì? Có phải là treo phạm nhân lên?
Án treo là gì? Án treo là một hình thức xử phạt hay là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù?. Vậy án treo là gì? Đây là câu hỏi thường gặp khi nhắc đến hệ thống pháp luật, đặc biệt là trong các trường hợp tội phạm không nghiêm trọng.
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về án treo như sau:
Án treo
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Do vậy, dù được gọi là “án treo” nhưng thực chất án treo lại không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm.
Án treo là gì? Có phải là treo phạm nhân lên? Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo thế nào? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo bao gồm:
(1) Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
- Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
- Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.
(2) Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.
(3) Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.
(4) Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.
Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.
Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
Những trường hợp nào không cho hưởng án treo?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP quy định về những trường hợp không cho hưởng án treo bao gồm:
(1) Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
(2) Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử”.
(3) Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
(4) Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:
- Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
- Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể”.
(5) Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:
- Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
- Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;
- Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;
- Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú”.
(6) Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống kho vật chứng và tài liệu, đồ vật của cơ quan thi hành án dân sự theo Nghị định 142/2024 gồm những gì?
- Giá đất cụ thể do ai quyết định? Thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể có khác so với Luật cũ không?
- Dữ liệu thu tiền sử dụng đường bộ của trạm thu phí đường bộ từ ngày 01/1/2025 được quy định như thế nào?
- Thông tư 20/2024 bãi bỏ 28 văn bản về lĩnh vực đất đai từ 2025 và bãi bỏ một phần các Thông tư nào?
- Mã số của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ được ghi như thế nào?