Án lệ là gì? Tổng hợp toàn bộ án lệ tại Việt Nam? Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí nào?
Án lệ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 04/2019/NQ-HĐTP quy định về án lệ như sau:
“Điều 1. Án lệ
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.”
Theo đó, bạn có thể hiểu án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Án lệ có giá trị pháp lý như thế nào?
Án lệ phải mang tính thực tiễn cao
Án lệ phải xuất phát từ thực tiễn, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể của đời sống thực tế chứ không phải quyết những vấn đề chung trừu tượng.
Án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách nhanh chóng và kịp thời
Đời sống luôn luôn vận động, phát triển và đi tới do đó ngày càng có những vấn đề phát sinh mà pháp luật không thể điều chỉnh và giải quyết hết.
Do đó, các luật gia đã tìm ra một nguồn bổ trợ mới đó chúng là sử dụng tập quán hoặc án lệ.
Để có thể giải quyết vụ việc bằng những cách thức này đòi hỏi thẩm phán phải là người có nhiều kinh nghiệm và có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
Án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng
Kết luận của một án lệ phải là kết quả của quá trình đưa ra những lý lẽ và tranh luận lâu dài giữa các bên trong vụ việc, giữa các thẩm phán trong hội đồng xét xử, giữa các thẩm phán sau với các thẩm phán trước đó một cách khách quan và công bằng.
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 04/2019/NQ-HĐTP quy định về tiêu chí lựa chọn án lệ như sau:
“Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”
Theo đó, án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
- Có tính chuẩn mực;
- Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử
Án lệ là gì? Tổng hợp toàn bộ án lệ tại Việt Nam? Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí nào? (Hình từ internet)
Tổng hợp toàn bộ án lệ được phép sử dụng tại Việt Nam hiện nay?
Tính đến thời điểm ngày 01/01/2022 đã có 52 án lệ được công bố và áp dụng tại Việt Nam như danh sách sau:
- Án lệ số 01/2016/AL về vụ án Giết người;
- Án lệ số 02/2016/AL về vụ án tranh chấp đòi lại tài sản;
- Án lệ số 03/2016/AL về vụ án ly hôn;
- Án lệ số 04/2016/AL về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Án lệ số 05/2016/AL về vụ án tranh chấp di sản thừa kế;
- Án lệ số 06/2016/AL về vụ án tranh chấp thừa kế;
- Án lệ số 07/2016/AL về công nhận hợp đồng mua bán nhà trước ngày 01/7/1991;
- Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm;
- Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại;
- Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính;
- Án lệ số 11/2017/AL về công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc Sở hữu của bên thế chấp;
- Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa;
- Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ;
- Án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng;
- Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;
- Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng;
- Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm;
- Án lệ số 18/2018/AL về hành vi giết người đang thi hành công vụ trong tội “Giết người”;
- Án lệ số 19/2018/AL về xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Tham ô tài sản”;
- Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc;
- Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản;
- Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
- Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân;
- Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan;
- Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản;
- Án lệ số 27/AL/2019 về thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991;
- Án lệ số 28/2019/AL về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”;
- Án lệ số 29/2019/AL về tài sản bị chiếm đoạt trong tội “Cướp tài sản”;
- Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông;
- Án lệ số 31/2020/AL về xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ là quyền tài sản;
- Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài;
- Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài;
- Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường;
- Án lệ số 35/2020/AL về người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng;
- Án lệ số 36/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ;
- Án lệ số 37/2020/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên mua bào hiểm đóng phí bảo hiểm sau khi kết thúc thời hạn đóng phí bảo hiểm;
- Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
- Án lệ số 39/2020/AL về xác định giao dịch dân sự có điều kiện vô hiệu do điều kiện không thể xảy ra;
- Án lệ số 40/2021/AL về công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế;
- Án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân thực tế;
- Án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng tài;
- Án lệ số 43/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng từ người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán.
- Án lệ số 44/202l/AL về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố;
- Án lệ số 45/2021/AL về xác định bị cáo phạm tội “Giết người” thuộc trường hợp “Phạm tội chưa đạt”;
- Án lệ số 46/2021/AL về việc xác định tình tiết định khung hình phạt “Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm giáo dục” trong tội “Dâm ô đối với trẻ em”;
- Án lệ số 47/2021/AL về việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại;
- Án lệ số 48/2021/AL về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “nộp lại tiền thu lợi bất chính”;
- Án lệ số 49/2021/AL về xác định quyết định hành chính ban hành không đúng thẩm quyền;
- Án lệ số 50/2021/AL về quyền khởi kiện vụ án đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
- Án lệ số 51/2021/AL về xác định quyền sở hữu đối với khu vực để xe ô tô của nhà chung cư;
- Án lệ số 52/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa đăng ký quyền sử dụng đất.
Xem toàn bộ danh sách 52 án lệ: Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I cần bao nhiêu người đảm nhiệm chức danh giám sát trưởng?
- Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định thế nào? Quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự?
- Hồ sơ thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan?
- Cơ quan nào quyết định hình thức đàm phán giá đối với trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Mùng 1 Tết âm 2025 mặc màu gì? Mùng 1 mặc màu gì theo mệnh, tuổi để cả năm 2025 gặp may mắn?