Ai là Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng)?
Ai là Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng)?
Được sự nhất trí của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định ngày 3-3-1959, cho thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang, thuộc Bộ Công an.
Theo đó, Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang là đồng chí Phan Trọng Tuệ.
Từ năm 1958 đến 1960, Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang Phan Trọng Tuệ đã đạt nhiều kết quả trong xây dựng lực lượng, công tác và chiến đấu.
Là Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang, thể hiện rõ ở đồng chí Tuệ là sự sáng tạo, dũng cảm, quyết tâm vượt mọi khó khăn, ý chí cách mạng và tinh thần chiến đấu rất cao.
Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960, đồng chí Phan Trọng Tuệ đều là đại biểu và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa III, Ủy viên Trung ương chính thức. Sau Đại hội Đảng lần thứ III, đồng chí Phan Trọng Tuệ được Trung ương giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (từ 1961 đến 1980; từ năm 1974 đến 1976, đồng chí là Phó Thủ tướng Chính phủ) và cũng là vị Bộ trưởng lâu năm nhất trong ngành Giao thông, có nhiều công lao to lớn trong xây dựng lực lượng và công tác giao thông vận tải, đảm bảo yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Nguồn: https://cand.com.vn/
Ai là Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an nhân dân Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng)? (Hình từ Internet)
Vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng hiện nay thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng
1. Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
2. Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vị trí, chức năng của Bộ đội Biên phòng được xác định theo nội dung nêu trên.
Theo đó, Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
Bộ đội Biên phòng có những nhiệm vụ gì?
Về nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 có quy định như sau:
Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.
2. Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.
3. Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.
4. Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
8. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.
9. Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.
10. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
11. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.
12. Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
Như vậy, theo quy định thì Bộ đội Biên phòng có 12 nhiệm vụ chính nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?