Ai được tham gia sát hạch và cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia? Điều kiện để công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia là gì?
Ai được tham gia sát hạch và cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về điều kiện tham gia sát hạch như sau:
- Có độ tuổi từ đủ 23 đến 55 đối với nam, từ đủ 23 đến 50 đối với nữ, có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Có bằng hoặc chứng chỉ về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch;
- Đối với chức danh lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 28 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGTVT) quy định điều kiện cấp giấy phép lái tàu cho lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác bao gồm:
- Có đủ hồ sơ theo quy định;
- Đạt yêu cầu đối với nội dung sát hạch quy định.
Còn đối với việc cấp giấy phép lái tàu cho các lái tàu đầu tiên trên các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam, căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGTVT (bổ sung khoản 3 Điều 28 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT) quy định điều kiện như sau:
- Có đủ hồ sơ theo quy định;
- Là nhân sự lái tàu được doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị hoặc Chủ đầu tư dự án (hoặc tổ chức được Chủ đầu tư dự án giao quản lý dự án đường sắt đô thị) đánh giá đạt yêu cầu khi trực tiếp điều khiển đoàn tàu bảo đảm an toàn trong thời gian vận hành thử toàn hệ thống của Dự án;
- Đã được Hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu đánh giá đạt yêu cầu theo quy định.
Ai được tham gia sát hạch và cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia? Điều kiện để công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Trình tự sát hạch giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 32 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định trình tự sát hạch gồm 4 bước sau:
Bước 1: Sát hạch lý thuyết;
Bước 2: Sát hạch thực hành khám máy đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng; sát hạch thực hành kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp đối với lái tàu trên đường sắt đô thị;
Bước 3: Sát hạch thực hành lái tàu;
Bước 4: Sát hạch thực hành lại đối với thí sinh không đạt yêu cầu theo quy định đối với một trong hai phần sát hạch thực hành ở bước 2 hoặc bước 3;
Tùy theo tình hình thực tế về đầu máy, tàu, Hội đồng sát hạch có thể hoán đổi trình tự thực hiện các bước 2 và bước 3.
Ngoài ra cần lưu ý:
- Thí sinh không đạt yêu cầu sát hạch lý thuyết sẽ không được bố trí sát hạch thực hành.
- Thí sinh không đạt yêu cầu cả hai phần sát hạch thực hành ở bước 2 và bước 3 sẽ không được bố trí sát hạch thực hành lại.
- Thí sinh không đạt yêu cầu đối với một trong hai phần sát hạch thực hành ở bước 2 hoặc bước 3 được bố trí sát hạch lại 01 lần phần thực hành chưa đạt yêu cầu.
- Thí sinh không đạt yêu cầu sát hạch được bố trí sát hạch lại vào kỳ sát hạch sau nhưng không được bảo lưu kết quả của kỳ sát hạch trước.
Điều kiện để công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia là gì?
Căn cứ Điều 34 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định điều kiện để công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch là đạt yêu cầu cả sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành và không vi phạm các lỗi bị đình chỉ sát hạch.
Căn cứ Điều 33 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT những trường hợp bị đình chỉ sát hạch giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia bao gồm:
- Đối với sát hạch lý thuyết:
+ Vi phạm quy định bị lập biên bản đến lần thứ 2;
+ Mang tài liệu, vật dụng không được phép vào phòng thi.
- Đối với thực hành khám máy, kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp:
+ Quá thời gian quy định trên 20 phút;
+ Để xảy ra tai nạn lao động đến mức Tổ sát hạch phải dừng sát hạch để giải quyết;
+ Làm hỏng các chi tiết máy đến mức phải bồi thường vật chất hoặc phải thay thế.
- Đối với thực hành lái tàu:
+ Phạm lỗi đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với lái tàu;
+ Tự động mở máy cho tàu chạy vào khu gian khi chưa có chứng vật chạy tàu hoặc tín hiệu phát xe của trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu;
+ Tàu chưa dừng hẳn đã đổi chiều chạy;
+ Sử dụng hãm với áp lực gió quá lớn gây trượt lết tàu;
+ Để tàu chết máy trên dốc, gây sự cố, dừng tàu vượt mốc tránh va chạm;
+ Không phát hiện và xử lý kịp thời tình huống phát sinh gây chết máy, dừng tàu;
+ Để xảy ra các tình huống nguy hiểm khác mà Tổ sát hạch buộc phải sử dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn, chống xảy ra tai nạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa đủ điều kiện thì có bị đình chỉ hoạt động đào tạo không?
- Trong hải quan, phương tiện vận tải gồm các phương tiện nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Theo quy chế bầu cử tại Quyết định 190 thì sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử đúng không?
- Hành vi không lập hóa đơn đối với hàng hóa dùng để quảng cáo có bị xử phạt hành chính hay không?
- Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, khi bên được bảo hiểm gây thiệt hại thì phát sinh trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm đúng không?