9 Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự bao gồm những hành vi nào? Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự là gì?
9 Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự bao gồm những hành vi nào?
Tại Điều 10 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự bao gồm:
- Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành, sự chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự của cơ quan hoặc người có thẩm quyền; từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
- Làm hư hỏng, phá hủy, chiếm đoạt trang thiết bị, công trình phòng thủ dân sự.
- Gây ra sự cố, thảm họa làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; thiệt hại tài sản của Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, tổ chức, môi trường và nền kinh tế quốc dân.
- Đưa tin sai sự thật về sự cố, thảm họa.
- Cố ý tạo chướng ngại vật cản trở hoạt động phòng thủ dân sự.
- Xây dựng công trình làm giảm hoặc làm mất công năng của công trình phòng thủ dân sự; xây dựng trái phép công trình trong phạm vi quy hoạch công trình phòng thủ dân sự, công trình phòng thủ dân sự hiện có.
- Sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự chuyên dụng không đúng mục đích khai thác, sử dụng không đúng công năng của công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về phòng thủ dân sự; bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng thủ dân sự; lợi dụng sự cố, thảm họa để huy động, sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích.
- Lợi dụng hoạt động phòng thủ dân sự hoặc sự cố, thảm họa để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
9 Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)
Việc thông tin về sự cố, thảm họa được quy định như thế nào trong Luật Phòng thủ dân sự 2023?
Tại Điều 6 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về thông tin sự cố thảm họa như sau:
- Thông tin về nguy cơ và diễn biến của sự cố, thảm họa phải kịp thời, chính xác, được truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ khác phù hợp với từng loại đối tượng, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương. Trường hợp cần thiết được truyền tải bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài.
- Thông tin cơ bản về sự cố, thảm họa bao gồm loại sự cố, thảm họa; thời gian địa điểm, cường độ, cấp độ, mức độ nguy hiểm của sự cố, thảm họa; dự kiến khu vực ảnh hưởng, dự báo diễn biến của sự cố, thảm họa, cảnh báo và khuyến cáo các biện pháp ứng phó.
- Chính phủ quy định việc sử dụng chung 01 số điện thoại để tiếp nhận thông tin về sự cố, thảm họa trên phạm vi toàn quốc.
Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về Hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự như sau:
Hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự
1. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan;
b) Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế hợp tác trong phòng thủ dân sự;
c) Mở rộng, phát triển đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ; phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đầu tư, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
2. Nội dung hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
b) Tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo;
c) Hỗ trợ ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
d) Đào tạo, huấn luyện, diễn tập, đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
Như vậy, theo quy định trên, nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
- Bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế hợp tác trong phòng thủ dân sự.
- Mở rộng, phát triển đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ; phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; đầu tư, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 9 Luật Phòng thủ dân sự 2023 cũng quy định về nội dung hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự bao gồm:
- Trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
- Tìm kiếm, cứu nạn, cứu trợ nhân đạo.
- Hỗ trợ ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
- Đào tạo, huấn luyện, diễn tập, đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, xây dựng công trình phòng thủ dân sự.
Luật Phòng thủ dân sự 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?
- Tổ chức đại hội dưới hình thức nào? Tổ chức đại hội cần đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội thành lập?
- Hạn cuối chi thưởng theo Nghị định 73 đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT là khi nào?
- Khi thay đổi quy hoạch thì dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư có được phép điều chỉnh tiến độ thực hiện quá 24 tháng so với tiến độ đã được chấp thuận lần đầu?