8 Nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 theo Chỉ thị mới nhất của Ngân hàng nhà nước ra sao?

8 Nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 theo Chỉ thị mới nhất của Ngân hàng nhà nước ra sao? - câu hỏi của anh L.N.H (Đồng Tháp)

8 Nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 theo Chỉ thị mới nhất của Ngân hàng nhà nước ra sao?

Ngày 15/01/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024.

Theo đó, tại Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện nghiêm túc các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2024 nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Trong đó có 8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 như sau:

(1) Điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 bình quân khoảng 4-4,5%, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.

(2) Điều hành tín dụng hài hòa với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các TCTD năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; nghiên cứu đổi mới công tác điều hành tăng trưởng tín dụng.

(3) Triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, góp phần phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các TCTD yếu kém, triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

(4) Tập trung nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngành Ngân hàng. Tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng.

(5) Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, hoạt động ngân hàng số và đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng.

(6) Tăng cường kỷ cương, kỷ luật thị trường trong việc chấp hành chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN và các quy định trong hoạt động ngân hàng.

(7) Cải cách mạnh mẽ quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

(8) Tiếp tục triển khai, giám sát có hiệu quả việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình, Kế hoạch, Đề án đã ban hành.

8 Nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 theo Chỉ thị mới nhất của Ngân hàng nhà nước ra sao? (Hình từ internet)

8 Nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 theo Chỉ thị mới nhất của Ngân hàng nhà nước ra sao? (Hình từ internet)

Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng như thế nào?

Tại Mục 2 Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024, ngân hàng nhà nước yêu cầu thực hiện điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng như sau:

(1) Theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành các công cụ CSTT chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Chủ động đề xuất, xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền của Thống đốc hoặc trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội, Trung ương những vấn đề vượt thẩm quyền.rong đó:

- Điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, bám sát mục tiêu CSTT. Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu.

- Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT; khuyến khích các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cho vay, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Chỉ đạo các TCTD công bố công khai và chịu trách nhiệm về lãi suất cho vay bình quân của từng TCTD và chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên website của từng TCTD.

- Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

(2) Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% của năm 2024 ngay từ đầu năm cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.

(3) Chỉ đạo các TCTD:

(i) tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư) theo chủ trương của Chính phủ;

(ii) tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro;

(iii) rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng;

(iv) tháo gỡ và thúc đẩy mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, góp phần hạn chế “tín dụng đen”;

(v) Chấm dứt tình trạng cấp tín dụng tập trung vào một số doanh nghiệp, nhóm khách hàng lớn (đặc biệt là các khách hàng có liên quan đến lợi ích của chủ sở hữu ngân hàng).

(4) Tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các Bộ, ngành kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kịp thời, linh hoạt để triển khai quyết liệt chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; chương trình tín dụng 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

(5) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao của ngành Ngân hàng tại các Chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương được phân công theo chương trình công tác năm 2024.

(6) Theo dõi sát thị trường vàng để có các giải pháp quản lý phù hợp nhằm hạn chế tác động của giá vàng đến sự ổn định của thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô, hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế. Trong tháng 1/2024, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng kết Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới của thị trường.

(7) Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thống kê, điều tra thống kê, phân tích, dự báo phục vụ công tác hoạch định, chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tích cực và chủ động phối hợp hiệu quả với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, số liệu để lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và điều hành vĩ mô của Chính phủ.

Triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu như thế nào?

Tại Mục 3 Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024, ngân hàng nhà nước yêu cầu cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu như sau:

- Triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm Quyết định 1382/QĐ-NHNN 2022 của thống đốc NHNN.

- Chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt. Tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các TCTD yếu kém; triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Phối hợp với cơ quan chủ sở hữu các TCTD phi ngân hàng yếu kém trong việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt phương án cơ cấu lại các TCTD này.

- Chỉ đạo các TCTD:

(i) triển khai các giải pháp tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động;

(ii) nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban kiểm soát, công tác kiểm toán nội bộ nhằm phát hiện, khuyến nghị, xử lý kịp thời các tồn tại, rủi ro, vi phạm quy định về sở hữu cổ phần, sở hữu có tính chất thao túng, chi phối hoạt động của TCTD;

(iii) chủ động rà soát hoạt động cung cấp các dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động đại lý bảo hiểm; khẩn trương xử lý các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của khách hàng/nhà đầu tư; phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng/nhà đầu tư;

(iv) đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tăng trưởng tín dụng đi kèm với tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định pháp luật, đặc biệt là đối với các khoản nợ được cơ cấu lại.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm khuyến khích các TCTD phát triển mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch tại các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có điều kiện áp dụng ngân hàng số và các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

- Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu; đẩy mạnh hoạt động của Sàn giao dịch nợ; phối hợp tích cực với các TCTD trong việc tăng cường xử lý thu hồi nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt. Đảm bảo hiệu quả việc sử dụng vốn nhà nước, tăng cường kiểm soát, giám sát chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn của VAMC.

- Triển khai các giải pháp nâng cao vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc tham gia xử lý các TCTD yếu kém và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

- Rà soát, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô...) nhằm kích cầu tín dụng, tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng chính thức, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Lĩnh vực ngân hàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực ngân hàng thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Pháp luật
Thông tư 50/2024 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng thế nào?
Pháp luật
Người học ngành tài chính ngân hàng hệ trung cấp sau khi ra trường có thể làm việc ở các đơn vị nào?
Pháp luật
8 Nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 theo Chỉ thị mới nhất của Ngân hàng nhà nước ra sao?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng được đánh giá hoàn thành công việc dựa trên những tiêu chí nào?
Pháp luật
Chuyên viên quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng có những quyền hạn cụ thể nào theo quy định?
Pháp luật
Từ tháng 3/2023 thì chính sách mới về nhân sự và việc làm nào có hiệu lực? 10 vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý lĩnh vực Ngân hàng là gì?
Pháp luật
Các vị trí việc làm của công chức nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng?
Pháp luật
Có bao nhiêu vị trí việc làm về quản lý hoạt động công nghệ ngân hàng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lĩnh vực ngân hàng
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,265 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lĩnh vực ngân hàng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lĩnh vực ngân hàng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào