8 bước bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu từ 01/7/2023 ra sao?
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Mục đích, yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị quyết 96/2023/QH15 về Mục đích, yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
- Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân;
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước;
+ Góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác;
+ Làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.
- Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải được thực hiện theo Nghị quyết này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm thực chất, góp phần tăng cường niềm tin của cử tri và Nhân dân. Các hành vi vi phạm pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ, thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó.
8 bước bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu từ 01/7/2023 ra sao? (Hình internet)
Những chức danh nào sẽ được Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm từ 01/7/2023?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm gồm:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:
+ Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
+ Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
+ Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;
+ Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
- Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong trường hợp sau đây:
+ Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
+ Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
8 bước bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu từ 01/7/2023 ra sao?
Theo Điều 16 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định về Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu như sau:
Điều 16. Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
1. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo trước Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ.
4. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến (nếu có) trước Hội đồng nhân dân.
5. Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu.
6. Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”.
7. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu.
8. Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Như vậy, tại Nghị quyết mới đã quy định có 08 bước thực hiện quy trình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Có thể thấy, đã có sự thay đổi về trình tự các quy trình theo nội dung nêu trên so với quy định tại Điều 14 Nghị quyết 85/2014/QH13 và bổ sung thêm nội dung Thường trực HĐND báo cáo trước HĐND kết quả thảo luận tại Tổ vào quy trình từ 01/7/2023.
Hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm như thế nào?
Hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm được căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị quyết 96/2023/QH15 như sau:
- Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 và Nghị quyết 85/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?