4 nhóm chỉ tiêu thống kê về hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 15/8/2024 tại Thông tư 08 gồm những gì?
4 nhóm chỉ tiêu thống kê về hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 15/8/2024 tại Thông tư 08 gồm những gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về nhóm chỉ tiêu thống kê về hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
(1) Vị trí xảy ra vụ tai nạn giao thông: xác định km (nếu đường có km); số nhà (nếu không có km và xác định được số nhà); trụ điện, cột biển báo... tên tuyến đường bộ; tọa độ (kinh độ, vĩ độ, nếu không có km và số nhà hoặc khi có đủ điều kiện về thiết bị xác định tọa độ thì kết hợp cả tọa độ và km, số nhà).
(2) Mạng lưới đường bộ: đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng.
(3) Đường đi qua: khu đông dân cư, ngoài khu đông dân cư, khu vực nông thôn, khu vực miền núi, khu vực kinh tế trọng điểm và khu vực khác.
(4) Hạ tầng đường bộ
- Loại đường: đường một chiều, đường hai chiều, đường đôi có dải phân cách ở giữa; tốc độ tối đa cho phép, tốc độ tối thiểu cho phép của đường (nếu có);
- Báo hiệu đường bộ: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn; đèn chiếu sáng công cộng;
- Dạng đường: thẳng, cong cua, đèo dốc, hầm, cầu, phà, khác;
- Loại mặt đường: bê tông xi măng, bê tông nhựa, đất, đá, khác;
- Làn đường: đường không phân chia làn đường, đường có một làn đường theo chiều xe chạy và đường có nhiều làn đường theo chiều xe chạy;
- Độ rộng đường: phần đường, phần đường theo chiều xe chạy, làn đường tính theo đơn vị mét (m);
- Tình trạng mặt đường: phẳng, gồ ghề, khô, ướt, trơn trượt, sình lầy, ngập nước, đang sửa chữa, khác;
- Nút giao thông: ngã 3, ngã 4, ngã 5, từ ngã 6 trở lên, nút giao vòng xuyến, điểm mở của dải phân cách, nút giao khác mức liên thông;
- Tình trạng hành lang an toàn giao thông đường bộ.
4 nhóm chỉ tiêu thống kê về hạ tầng giao thông đường bộ từ ngày 15/8/2024 tại Thông tư 08 gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những cơ quan như sau:
- Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
- Cơ quan quản lý tài sản cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
- Cơ quan quản lý tài sản cấp xã là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các nguyên tắc sau đây:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được thực hiện chế độ tính hao mòn tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản và phương thức khác theo quy định tại Nghị định này được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp khai thác một phần của từng tài sản thì phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phân tài sản còn lại.
...
Theo đó, việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản và phương thức khác theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trường hợp khai thác một phần của từng tài sản thì phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phân tài sản còn lại.
Lưu ý:
- Khi thực hiện giao, khai thác, xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng;
- Trường hợp tài sản thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được xác định là tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia và không phải có ý kiến của Bộ Công an;
- Trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản.
- Trường hợp thực hiện khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP mà làm ảnh hưởng đến các tài sản kết cấu hạ tầng khác có liên quan thì phải có ý kiến của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan đó và phải có giải pháp, xác định rõ trách nhiệm để khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình lập báo cáo tài chính nhà nước? Kỳ lập báo cáo tài chính nhà nước được tính từ ngày nào?
- Trong kế toán doanh nghiệp thì đơn vị tiền tệ phản ánh những nội dung gì? Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán như thế nào?
- Hóa đơn giấy được chuyển đổi hóa đơn điện tử có hiệu lực giao dịch không? Việc chuyển đổi hóa đơn phải bảo đảm điều gì?
- Tải mẫu bảng xác định giá trị công việc phát sinh ngoài hợp đồng chuẩn Nghị định 99? Khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng là gì?
- Tải mẫu nội quy công trường xây dựng? An toàn trong thi công xây dựng công trình là giải pháp nhằm mục đích gì?