3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì? Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào?

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì? Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào?

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì? Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào?

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen (Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học) như sau:

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Trên cơ sở kế thừa “cái hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng và lọc bỏ quan điểm duy tâm, thần bí của Triết học Ph.Hêghen; kế thừa những giá trị duy vật và loại bỏ quan điểm siêu hình của Triết học L.Phoiơbắc, đồng thời nghiên cứu nhiều thành tựu khoa học tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng, thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Bằng phép biện chứng duy vật, nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử - phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen là sự khẳng định về mặt triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau.

- Học thuyết về giá trị thặng dư

Từ việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đi sâu nghiên cứu nền sản xuất công nghiệp và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã sáng tạo ra bộ “Tư bản”, mà giá trị to lớn nhất của nó là “Học thuyết về giá trị thặng dư - phát kiến vĩ đại thứ hai của C.Mác và Ph.Ăngghen là sự khẳng định về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội.

- Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân

Trên cơ sở hai phát kiến vĩ đại là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, C.Mác và Ph.Ăngghen đã có phát kiến vĩ đại thứ ba, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, giai cấp có sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Với phát kiến thứ ba, những hạn chế có tính lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đã được khắc phục một cách triệt để; đồng thời đã luận chứng và khẳng định về phương diện chính trị- xã hội sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội.

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen (Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học) tham khảo như trên.

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì? Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào?

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì? Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen trong chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào? (Hình từ Internet)

Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học thế nào?

Căn cứ theo Chương 1 Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT đã nêu lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học như sau:

LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

(I) KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

(1) Khái niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa

- Định nghĩa tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

- Các giai đoạn phát triển cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

(II) LƯỢC KHẢO TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRƯỚC CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

(1) Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ, trung đại

- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai, từ khi tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, sự xuất hiện và phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ.

- Điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội.

- Nội dung, những biểu hiện cơ bản.

(2) Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII

- Điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn cảnh lịch sử.

- Các đại biểu xuất sắc và các tư tưởng xã hội chủ nghĩa chủ yếu.

(3) Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX

- Hoàn cảnh lịch sử và các điều kiện kinh tế - xã hội.

- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiêu biểu: H. Xanhximon, S. Phurie, R.oen.

(4) Giá trị và những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Mác

(III) SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

(1) Sự hình thành của chủ nghĩa xã hội khoa học

- Những điều kiện và tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Điều kiện kinh tế - xã hội.

+ Tiền đề văn hóa và tư tưởng.

- Vai trò sáng lập của C.Mác và Ph.Ăngghen.

(2) Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học

- Vai trò sáng lập và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăngghen.

- V.I.Lênin vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh lịch sử mới.

- Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau khi Lênin từ trần.

- Đảng Cộng sản Việt Nam với sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học.

Mô tả vắn tắt nội dung học phần môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT thế nào?

Căn cứ theo Đề cương môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học trình độ Đại học ban hành kèm theo Quyết định 34/2003/QĐ-BGDĐT mô tả vắn tắt nội dung học phần như sau:

Gồm 13 chương bao gồm những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học, cung cấp cho sinh viên những căn cứ lý luận khoa học để hiểu Cương lĩnh xây dựng đất nước, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lý giải và có thái độ đúng với thực tiễn xã hội, nâng cao lòng tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn.

Chủ nghĩa xã hội khoa học
Triết học mác lênin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Triết học Mác Lênin ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nào? Sinh viên nào không bắt buộc phải học Triết học Mác Lênin?
Pháp luật
Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
Pháp luật
Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
Pháp luật
Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
3 Đặc trưng cơ bản của nhà nước trong triết học Mác Lênin? Mục đích của việc học tập, nghiên cứu môn triết học?
Pháp luật
Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân đấu tranh giai cấp? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
Pháp luật
Thuyết bất khả tri là gì? Triết học Mác Lênin có yêu cầu gì về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu?
Pháp luật
Chủ nghĩa thực chứng là gì? Mục đích của môn triết học Mác Lênin chương trình đại học xác lập trên cơ sở gì?
Pháp luật
Thuyết khả tri là gì? Ví dụ thuyết khả tri? Môn Triết học Mác Lênin có thời lượng là bao nhiêu tín chỉ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
7,747 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ nghĩa xã hội khoa học Triết học mác lênin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ nghĩa xã hội khoa học Xem toàn bộ văn bản về Triết học mác lênin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào