2 mốc tiền lương mới cán bộ công chức viên chức 2024 như thế nào? Tiền lương năm 2024 sẽ tăng hay giảm?
- 2 mốc tiền lương mới cán bộ công chức viên chức năm 2024 ra sao?
- Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng cùng lúc với cải cách tiền lương?
- Tiền lương mới sẽ như thế nào sau khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
- Bảng lương mới cán bộ, công chức, viên chức được xây dựng dựa trên yếu tố nào?
2 mốc tiền lương mới cán bộ công chức viên chức năm 2024 ra sao?
Ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/20223/NĐ-CP, mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự kiến thời gian thực hiện cải cách tiền lương là từ ngày 01/7/2024. Theo đó tiền lương cán bộ công chức viên chức năm 2024 áp dụng theo 2 mốc thời gian:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024, mức lương cơ sở tiếp tục áp dụng theo mức 1.800.000 đồng và tiền lương được tình bởi hệ số và lương cơ sở.
Giai đoạn 2: Từ sau ngày 01/72024, bỏ mức lương cơ sở thay thế bằng chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng có đề cập việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Theo đó, sẽ có 2 bảng lương đối với cán bộ công chức, viên chức. Trong đó, 1 bản lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng cùng lúc với cải cách tiền lương?
Chiều 31/10, Quốc hội bắt đầu thảo luận về kinh tế - xã hội. Phát biểu tại nghị trường, đại biểu tỉnh Lạng Sơn đã có ý kiến về chính sách tiền lương trong thời gian tới.
Cụ thể, đại biểu tỉnh Lạng Sơn đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1/7/2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Ngoài ra, đại biểu tỉnh Lạng Sơn đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công.
>> Xem thêm: Tăng lương tối thiểu vùng 2024 lên 6% từ ngày 01/7/2024
2 mốc tiền lương mới cán bộ công chức viên chức 2024 như thế nào? Tiền lương năm 2024 sẽ tăng hay giảm?
Tiền lương mới sẽ như thế nào sau khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
Theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, sau khi bãi bỏ cách tính lương hiện nay và xây dựng bảng lương mới bằng số tiền cụ thể, cơ cấu lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bao gồm các khoản:
- Lương cơ bản (chiếm 70% tổng quỹ lương của cán bộ, công chức, viên chức)
- Phụ cấp (chiếm 30% tổng quỹ lương)
- Tiền thưởng (chiếm 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp)
Bảng lương mới sau khi bỏ lương cơ sở và hệ số lương đối với cán bộ công chức, viên chức gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Bảng lương mới cán bộ, công chức, viên chức được xây dựng dựa trên yếu tố nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, có 05 yếu tố chính để xây dựng bảng lương mới đối cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?