13 khoản chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm khoản nào?
- Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?
- 13 khoản chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm khoản nào?
- Dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất ra sao?
Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?
Theo khoản 2 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ.
Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.
13 khoản chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm khoản nào? (Hình từ Internet)
13 khoản chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm khoản nào?
Theo khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 13 khoản chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm:
- Chi phí lãi và các chi phí tương tự;
- Chi phí hoạt động dịch vụ;
- Chi hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng;
- Chi hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán được phép kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Chi góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
- Chi hoạt động kinh doanh khác;
- Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí;
- Chi cho người quản lý, người điều hành, nhân viên;
- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ;
- Chi về tài sản;
- Chi trích lập dự phòng;
- Chi bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi;
- Chi phí khác.
Dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất ra sao?
Tại Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Dự Phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động.
2. Việc phân loại tài sản có thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Việc sử dụng dự phòng rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ. Mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Trường hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đối ngoại, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước.
5. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi được vốn đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được hạch toán vào doanh thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Vậy theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động.
- Việc phân loại tài sản có thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Việc sử dụng dự phòng rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.
Mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Trường hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đối ngoại, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước.
- Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi được vốn đã xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được hạch toán vào doanh thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp tại khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?