100% trẻ 05 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh sẽ được đi học mầm non theo Quyết định mới nhất của UBND Thành phố?
Độ tuổi cho trẻ đi mầm non là bao nhiêu?
Theo Điều 32 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non được quy định cụ thể như sau:
"Điều 32. Tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non
1. Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào trường mầm non.
2. Trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi."
Như vậy, trẻ đi học mầm non sẽ có độ tuổi là từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
100% trẻ 05 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh sẽ được đi học mầm non theo Quyết định mới nhất của UBND Thành phố?
100% trẻ 05 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh sẽ được đi học mầm non theo Quyết định mới nhất của UBND Thành phố?
Theo Mục I Phần B Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2022 - 2023 ban hành kèm theo Quyết định 773/QĐ-UBND năm 2022 có quy định như sau:
- Huy động 100% trẻ năm tuổi đang cư trú trên địa bàn thành phố Thủ Đức, quận, huyện vào trường mầm non theo tuyến do Ban chỉ đạo tuyển sinh thành phố Thủ Đức, quận, huyện quy định. Có kế hoạch để đảm bảo chỗ học cho trẻ dưới năm tuổi. Tăng dần tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường.
- Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nhận trẻ năm tuổi phải thực hiện đầy đủ chương trình mầm non năm tuổi theo quy định.
- Công tác tuyển sinh dự kiến bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 (lập đầy đủ danh sách trẻ) và công bố kết quả đồng loạt vào ngày 20 tháng 7 năm 2022. Đảm bảo việc thực hiện bộ hồ sơ nhập học và phiếu khảo sát đầu vào cho trẻ.
Căn cứ nhu cầu của cha mẹ học sinh và điều kiện của đơn vị, các cơ sở giáo dục mầm non có thể cho trẻ làm quen với trường lớp trong thời gian nghỉ hè.
Như vậy. nhằm để thực hiện Quyết định này, 100% trẻ năm tuổi sẽ được huy động đi học mầm non.
Trẻ em tại các trường mầm non sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Theo Điều 81 Luật Giáo dục 2019 tthì quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non được quy định cụ thể như sau:
- Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có các quyền sau đây:
+ Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; được chăm sóc sức khỏe và bảo vệ theo quy định của Luật Trẻ em và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Được miễn, giảm giá vé đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.
- Chính sách phát triển giáo dục mầm non được hướng dẫn bởi Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non
Học mầm non phải đóng bao nhiêu tiền học phí?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì mức học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông được đề cập như sau:
- Khung học phí năm học 2021 - 2022
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần khung học phí hoặc mức học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã ban hành năm học 2020 - 2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
- Khung học phí năm học 2022 - 2023
+ Khung học phí (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí.
Khung học phí đối với giáo dục tiểu học công lập quy định tại điểm này dùng làm căn cứ để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.
+ Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này;
+ Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này;
+ Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đạt mức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội phạm mạng sử dụng những gì để thực hiện hành vi tấn công mạng theo quy định Luật An ninh mạng?
- Hợp đồng dân sự trong giao dịch dân sự là gì? Thông tin trong giao kết hợp đồng dân sự phải được thể hiện như thế nào?
- Tranh chấp tiền lương có biên bản xác nhận công nợ hết thời hiệu hòa giải có khởi kiện được không?
- Văn hóa là gì? Hiện nay có mấy loại di sản văn hóa? 06 chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
- Tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn chịu sự giám sát của ai? Quy trình giám sát tổ chức công đoàn?