10 chứng chỉ học phần nào phải có để đáp ứng một trong các điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y?
Ngày 12/03/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định về cấp giấy chứng nhận lương y, giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
10 chứng chỉ học phần nào phải có để đáp ứng một trong các điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y?
Theo Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y
1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này:
a) Có đủ 10 chứng chỉ học phần do cơ sở đào tạo y, dược hoặc Trung ương Hội Đông y Việt Nam hoặc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền (Viện, bệnh viện y học cổ truyền) phối hợp với trường trung cấp hoặc cao đẳng y tế, Hội Đông y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội Đông y tỉnh) tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa và cấp trước ngày 30 tháng 6 năm 2004. Các chứng chỉ học phần bao gồm:
- Lý luận cơ bản về y học cổ truyền;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nội khoa;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngoại khoa;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nhi khoa;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh phụ khoa;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngũ quan;
- Chứng chỉ điều trị bằng những phương pháp không dùng thuốc;
- Chứng chỉ dược liệu học;
- Chứng chỉ về bào chế;
- Chứng chỉ về các bài thuốc cổ phương.
Vậy, 10 chứng chỉ học phần phải có để đáp ứng một trong các điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y bao gồm:
- Lý luận cơ bản về y học cổ truyền;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nội khoa;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngoại khoa;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh nhi khoa;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh phụ khoa;
- Chứng chỉ về bệnh học và điều trị các bệnh ngũ quan;
- Chứng chỉ điều trị bằng những phương pháp không dùng thuốc;
- Chứng chỉ dược liệu học;
- Chứng chỉ về bào chế;
- Chứng chỉ về các bài thuốc cổ phương.
10 chứng chỉ học phần nào phải có để đáp ứng một trong các điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận lương y đối với các đối tượng phải thi sát hạch là gì?
Theo Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận lương y đối với các đối tượng phải thi sát hạch như sau:
- Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BYT qua bưu điện hoặc trực tiếp hoặc qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
- Trình tự giải quyết:
+ Sau khi nhận được hồ sơ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BYT.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có thông báo cho người nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổ thư ký Hội đồng kiểm tra sát hạch phải tiến hành rà soát hồ sơ:
++ Trường hợp đủ điều kiện, Tổ thư ký lập danh sách trình Hội đồng.
++ Trường hợp không đủ điều kiện, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để thông báo cho người nộp hồ sơ bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách của Tổ thư ký, Hội đồng kiểm tra sát hạch phải họp để giải quyết:
++ Trường hợp đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BYT phải xây dựng kế hoạch, tổ chức thi và chấm điểm.
++ Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận lương y hoặc không đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch thì báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để thông báo cho người nộp hồ sơ bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Sau khi kiểm tra sát hạch 15 ngày:
++ Trường hợp đạt kết quả kiểm tra sát hạch, Tổ thư ký trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BYT này cấp giấy chứng nhận lương y.
++ Trường hợp không đạt kết quả kiểm tra thi sát hạch thì phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra sát hạch cho từng đối tượng.
Các đối tượng phải thi sát hạch gồm có như sau:
(1) Đối tượng đã được chuẩn hóa lương y có đủ các chứng chỉ học phần quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BYT trước ngày 30 tháng 6 năm 2004 nhưng chưa được kiểm tra sát hạch.
(2) Đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp giấy chứng nhận lương y chuyên sâu trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
(3) Đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và được Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004
Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận lương y đối với các đối tượng không phải thi sát hạch là gì?
Theo Điều 12 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận lương y đối với các đối tượng không phải thi sát hạch như sau:
- Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BYT qua bưu điện hoặc trực tiếp hoặc qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
- Trình tự giải quyết:
+ Sau khi nhận được hồ sơ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BYT.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có thông báo cho người đã nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận lương y cho đối tượng nộp hồ sơ theo quy định.
Các đối tượng không phải thi sát hạch gồm có như sau:
(4) Đối tượng đã được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân có phạm vì hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền nhưng không phải là bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền và chưa được cấp giấy chứng nhận lương y.
(5) Đối tượng đã tham gia khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ đủ 30 năm trở lên,
(6) Đối tượng có kết quả đạt tại kỳ kiểm tra sát hạch theo quy định tại Thông tư 13/1999/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?