06 trường hợp Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 như thế nào?
06 trường hợp Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định trường cao đẳng sư phạm bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
(2) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
(3) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
(4) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
(5) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;
(6) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trường cao đẳng sư phạm.
Như vậy, Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể khi thuộc một trong 06 trường hợp nêu trên.
06 trường hợp Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể từ ngày 20/11/2024 theo Nghị định 125 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Trình tự, hồ sơ thực hiện giải thể Trường cao đẳng sư phạm gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ giải thể trường cao đẳng sư phạm bao gồm:
- Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
Báo cáo kèm minh chứng về các vi phạm của nhà trường.
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
- Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 08 Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
Đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 09 Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện giải thể trường cao đẳng sư phạm được thực hiện như sau:
(1) Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra tình trạng thực tế của trường, lập biên bản và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường cao đẳng sư phạm.
(2) Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CPy qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường cao đẳng sư phạm.
(3) Quyết định giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều kiện thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục ra sao?
Căn cứ theo Điều 86 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục như sau:
- Có đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu 02 ha đối với khu vực đô thị hoặc 04 ha đối với khu vực ngoài đô thị. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường; không đặt gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
- Vốn đầu tư xây dựng trường là nguồn vốn hợp pháp, được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư xây dựng trường tư thục phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?