06 danh mục dự án nào được phê duyệt tại chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 là gì?
- 06 danh mục dự án nào được phê duyệt tại chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 là gì?
- Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 giao đơn vị nào tổ chức thực hiện?
- Đối tượng hướng đến của chương trình phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 là gì?
Ngày 15/05/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
06 danh mục dự án nào được phê duyệt tại chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 là gì?
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt 06 danh mục dự án dưới đây:
- 1 là Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc
+ Đầu tư tu bổ, tôn tạo 02 di sản được UNESCO ghi danh, 15 di tích quốc gia đặc biệt, hỗ trợ chống xuống cấp 150 di tích cấp quốc gia.
+ Xây dựng Hồ sơ khoa học 03 di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào các Danh sách của UNESCO.
+ Đầu tư xây dựng Trung tâm quốc gia về bảo quản hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
- 2 là Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo:
+ Nghiên cứu, phát triển tổ hợp Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn quốc gia
+ Nghiên cứu xây dựng Dàn nhạc Dân tộc quốc gia Việt Nam
+ Triển khai Đề án “Trung tâm phát hành và phổ biến phim trực tuyến”
- 3 là Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân:
+ Hỗ trợ trang thiết bị về tuyên truyền lưu động cho đội thông tin lưu động tại vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
+ Xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và cho thanh thiếu niên Việt Nam
+ Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn 2045
- 4 là Phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa:
+ Triển khai Chương trình khoa học nghiên cứu cơ bản về văn hóa, về văn hóa trong xã hội số, văn hóa đặc thù của các dân tộc, nghệ thuật truyền thống.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về phê bình, giám tuyển thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật và chuyên gia giám định cổ vật.
- 5 là Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng:
+ Xây dựng và triển khai Chương trình sáng tác văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trong 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Triển khai nhà hát truyền hình, nhà hát trực tuyến (online) phát trên các nền tảng kỹ thuật số
+ Xây dựng công cụ hỗ trợ phát hiện các vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và mạng internet
- 6 là Quảng bá hình cảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới:
+ Tổ chức dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
+ Đăng cai, tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quốc tế có quy mô, uy tín tại Việt Nam
Như vậy, có 06 danh mục được nêu rõ trong Chương trình này và các nội dung cần thực hiện liên quan.
Xem chi tiết Phụ lục tải về
06 danh mục dự án nào được phê duyệt tại chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025?(Hình internet)
Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 giao đơn vị nào tổ chức thực hiện?
Tại Mục IV Điều 1 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 đã yêu cầu:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện:
+ Phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình
+ Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả; sơ kết,tổng kết hằng năm,
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kế hoạch và đề xuất nhu cầu kinh phí sử dụng ngân sách TW
+ Đề xuất dự toán và quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình
+ Tổng hợp kiến nghị và đề xuất xử lý các vướng mắc về cơ chế, chính sách
+ Bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, phổ biến thông tin, tuyên truyền dưới các hình thức, sản phẩm phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ quản lý, thực hiện Chương trình.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện một số nhiệm vụ của Chương trình
- Bộ Tài chính bố trí ngân sách sự nghiệp để triển khai thực hiện Chương trình
- Các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ VHTTDL, UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm:
+ Cân đối, bố trí đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định
+ Xác định cụ thể nhu cầu về diện tích và vị trí đất dành cho xây dựng công trình văn hóa; dành quỹ đất hợp lý tại các vị trí thuận lợi để đầu tư mới các công trình văn hóa trong khuôn khổ Chương trình
+ Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao.
+ Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của từng cấp và các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp
+ Xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết hàng năm và bố trí ngân sách theo phân cấp quản lý để thực hiện Chương trình tại địa phương; gửi các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.
+ Tổ chức triển khai, sử dụng kinh phí của Chương trình theo đúng quy trình, thủ tục và quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình tại cơ sở, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp để thất thoát, lãng phí kinh phí
+ Theo dõi và chịu trách nhiệm về số liệu, tiến độ thực hiện, nội dung; báo cáo định kỳ, đột xuất về việc thực hiện Chương trình.
Như vậy, Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 giao đơn vị: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện phối hợp các nhiệm vụ được phân công.
Đối tượng hướng đến của chương trình phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 là gì?
Theo Mục I Điều 1 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 thì đối tượng hướng đến của Chương trình hát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 gồm:
- Di sản văn hóa thế giới, di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia.
- Di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận; di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc nguy cơ mai một.
- Các thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo; đội tuyên truyền lưu động; các đồn Biên phòng; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em.
- Đội ngũ văn nghệ sỹ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa.
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?