05 trường hợp không thực hiện tinh giản biên chế năm 2022? Thời gian gửi danh sách tinh giản biên chế là khi nào?
Thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2022 như thế nào cho đúng với quy định pháp luật?
Ngày 11/11/2022, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 5670/BNV-TCBC năm 2022 hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế sao cho đúng với quy định.
Tại Công văn 5670/BNV-TCBC năm 2022 thì Bộ Nội vụ đã có những nội dung hướng dẫn như sau:
- Trong thời gian qua, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương để kiểm tra theo quy định. Qua kiểm tra kết quả thực hiện tinh giản biên chế, có một số Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tinh giản biên chế chưa đúng đối tượng nên Bộ Nội vụ đã phải yêu cầu báo cáo, giải trình và đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế đối với các trường hợp này, như:
(1) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã;
(2) công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế;
(3) công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ đề nghị giải quyết tinh giản biên chế nhưng vẫn được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định;
(4) chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường;
(5) công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộmáy của cơ quan, tổ chức, đơn vị,...
- Do vậy, để tránh trường hợp phải khắc phục việc giải quyết tinh giản biên chế không đúng quy định, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần phải thực hiện tinh giản biên chế đúng đối tượng, áp dụng đúng chế độ, chính sách tinh giản biên chế và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bộ Nội vụ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương không thực hiện tinh giản biên chế đối với 5 trường hợp sau:
- Công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mà vẫn bố trí vào làm công chức, viên chức hoặc cán bộ cấp xã;
- công chức, viên chức có 2 năm liên tiếp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn đề nghị giải quyết tinh giản biên chế;
- Công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ đề nghị giải quyết tinh giản biên chế nhưng vẫn được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định;
- Công chức, viên chức chưa đủ thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để tinh giản biên chế ở tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường;
- Công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng không làm rõ được việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
05 trường hợp không thực hiện tinh giản biên chế năm 2022? Thời gian gửi danh sách tinh giản biên chế là khi nào? (Hình từ internet)
Thời hạn gửi danh sách tinh giản biên chế là khi nào?
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn gửi kết quả thực hiện tinh giản biên chế về Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra
1. Chậm nhất là ngày 15 tháng 7 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng đầu năm để kiểm tra theo quy định.
2. Chậm nhất là ngày 15 tháng 01 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng cuối năm trước liền kề để kiểm tra theo quy định.
Theo đó, kết quả tinh giản biên chế của 6 tháng đầu năm phải được gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính trước ngày 15/7 hằng năm.
Kết quả thực hiện tinh giản biên chế của 6 tháng cuối năm phải được gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính trước ngày 15/01 hằng năm.
Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế như sau:
- Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
- Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
- Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo các nội dung sau:
+ Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức;
+ Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài;
+ Xác định và lập danh sách số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong diện tinh giản biên chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?