05 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm là gì?
- 05 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm là gì?
- Sẽ xây dựng chính sách thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, phát thải thấp trong thời gian tới đúng không?
- Sẽ sớm xây dựng nền tảng thông tin số về thời tiết, khí hậu, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, dự báo và cảnh báo dịch bệnh?
05 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm là gì?
Ngày 28/03/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030.
Căn cứ Mục III Điều 1 Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023 các nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra để thực hiện mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, bao gồm:
- Rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững
- Phát triển hệ thống cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững
- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững
- Phát triển hệ thống chế biến và phân phối lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững
- Thúc đẩy thực hành tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững
05 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm là gì? (Hình từ Internet)
Sẽ xây dựng chính sách thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, phát thải thấp trong thời gian tới đúng không?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Điều 1 Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, là 1 trong những nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra. Theo đó, nhiệm vụ này được cụ thể như sau:
- Rà soát và xây dựng chính sách thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, phát thải thấp, góp phần hình thành các vùng sản xuất bền vững theo vùng sinh thái.
- Xây dựng và phát triển cơ chế thúc đẩy hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực quản trị đối với hệ thống lương thực thực phẩm gồm hạ tầng sản xuất, giao thông, dịch vụ hậu cần, chuỗi cung ứng công nghệ lạnh, chợ đầu mối phân phối, vùng nguyên liệu, hạ tầng công nghệ cho chuyển đổi số, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh để cải thiện liên kết vùng, kết nối thị trường và hiện đại hóa hệ thống phân phối lương thực thực phẩm.
- Cập nhật và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất, quy trình quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nông nghiệp sinh thái và phát thải thấp.
- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, phân phối và tiêu dùng thực phẩm xanh, an toàn và có truy xuất nguồn gốc.
- Rà soát và xây dựng chính sách nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong phát triển chuỗi ngành hàng nông lâm thủy sản chủ lực theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững.
- Giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững, nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực hiện Kế hoạch theo các mục tiêu đề ra.
- Nghiên cứu đề xuất thành lập Đối tác Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Sẽ sớm xây dựng nền tảng thông tin số về thời tiết, khí hậu, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, dự báo và cảnh báo dịch bệnh?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Điều 1 Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023, nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững đã được đề ra như sau:
- Triển khai áp dụng mã số vùng trồng, mã số vùng nuôi đối với mọi loại cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ số trong quản lý vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc đối với lương thực thực phẩm.
- Xây dựng nền tảng thông tin số về thời tiết, khí hậu, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, dự báo và cảnh báo dịch bệnh, sâu bệnh và thông tin thị trường dễ truy cập trên diện rộng.
- Xây dựng và chuyển giao các quy trình, tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sinh thái (bao gồm các thực hành nông nghiệp tốt, hữu cơ, tuần hoàn, nông lâm kết hợp, hệ thống tổng hợp trồng trọt - chăn nuôi, trồng trọt - thủy sản, nông nghiệp thuận thiên, bảo tồn, nông nghiệp cảnh quan, nông nghiệp tái sinh, nông nghiệp thông minh với khí hậu, quản lý tổng hợp sức khỏe cây trồng, vật nuôi...); gắn sản xuất nông nghiệp sinh thái, phát thải thấp trong liên kết chuỗi giá trị, kết hợp du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa và ẩm thực nông thôn theo hướng đa dạng vùng/miền và các phương thức sản xuất.
- Tăng cường nghiên cứu và áp dụng công nghệ số đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức nông dân để minh bạch thông tin cho hệ thống lương thực thực phẩm nhằm cải thiện an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ số điều khiển hệ thống canh tác nông nghiệp chính xác, theo dõi phát thải khí nhà kính cho các chuỗi giá trị sản phẩm lương thực thực phẩm chủ lực.
- Nâng cao nhận thức, năng lực cho người sản xuất, doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và cung ứng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng; thực hiện các giải pháp kỹ thuật trong giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực thực phẩm.
- Xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp đa dạng hóa, nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng ở khu vực khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường khả năng tiếp cận và thụ hưởng lương thực thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng cho khu vực khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi và các đối tượng dễ bị tổn thương tại các vùng có nhiều rủi ro thiên tai và mất cân đối về thực phẩm, dinh dưỡng.
- Tăng cường điều phối liên ngành nhằm ứng dụng cách tiếp cận Một sức khỏe (bao gồm sức khỏe con người, động vật, cây trồng, môi trường) trong quản trị chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, năng lực chống chịu của hệ thống lương thực thực phẩm với các cú sốc kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt đối với các nhóm nghèo và nhóm dễ bị tổn thương. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo hiểm nông nghiệp phù hợp với các đối tượng và vùng miền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?