03 trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là những trường hợp nào?
- Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gồm những gì?
- Thủ tục đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan ra sao?
Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP về hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau:
Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 55 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khoản 3 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
...
2. Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau:
- Người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan;
- Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ;
- Phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định.
03 trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là những trường hợp nào?
Hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gồm những gì?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
...
2. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thực hiện theo thủ tục như sau:
...
b) Thành phần hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:
Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (theo Mẫu số 06 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này);
Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;
Chứng cứ (nếu có);
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
Như vậy, trường hợp hát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định, tổ chức, cá nhân thực hiện hồ sơ đề nghị hủy bỏ theo những giấy tờ, tài liệu nêu trên.
Thủ tục đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan ra sao?
Căn cứ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, thủ tục đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được thực hiện như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ và nộp phí, lệ phí theo quy định.
- Bước 2: Rà soát, xem xét hồ sơ
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ. (Thời gian sửa đổi, bổ sung tối đa là 01 tháng kể từ ngày nhận thông báo);
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấm xuất khẩu là gì? Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì? Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để làm gì?
- Giá trị hoàn lại trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có mức lãi suất tính tạm ứng là bao nhiêu phần trăm?
- Có giới hạn độ tuổi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hay không theo quy định?
- Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế phải được ghi ở đâu? Nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng có bị phá dỡ?