03 nhóm đối tượng không được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử từ 01/10/2024 gồm những ai?
03 nhóm đối tượng không được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử từ 01/10/2024 gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử như sau:
Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
...
3. Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tài khoản thanh toán chung;
b) Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
c) Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này, khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Theo đó, 03 nhóm đối tượng không được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử từ 01/10/2024 gồm:
(1) Tài khoản thanh toán chung;
(2) Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
(3)
- Khách hàng cá nhân thuộc trường hợp:
+ Chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
+ Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
- Khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
03 nhóm đối tượng không được mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử từ 01/10/2024 gồm những ai? (Hình từ Internet)
Quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử cần có những bước nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư 17/2024/TT-NHNN, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo an toàn, bảo mật.
Quy định nội bộ về quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tửphải bao gồm tối thiểu các bước như sau:
(1) Thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư 17/2024/TT-NHNN và:
(i) Thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân;
(ii) Thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức;
(2) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu, thông tin, dữ liệu xác minh thông tin nhận biết khách hàng và phải thực hiện đối chiếu khớp đúng thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản thanh toán (đối với khách hàng là cá nhân), người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng là tổ chức) với:
(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(ii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập);
(3) Hiển thị cảnh báo cho khách hàng về các hành vi không được thực hiện khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử và có giải pháp kỹ thuật xác nhận đảm bảo việc khách hàng đã đọc đầy đủ các nội dung cảnh báo;
(4) Cung cấp cho khách hàng nội dung thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 13 Thông tư 17/2024/TT-NHNN và xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN;
(5) Thông báo cho khách hàng về số hiệu, tên tài khoản thanh toán, hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán.
Công nghệ phục vụ việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
(1) Biện pháp, hình thức, công nghệ được ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn phải đảm bảo tiêu chuẩn về an ninh, an toàn, bảo mật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
(2) Xác nhận việc khách hàng chấp thuận với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán:
(i) Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân: có biện pháp kỹ thuật sử dụng hình thức xác nhận bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ tài khoản đối với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
(ii) Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức: người đại diện hợp pháp ký chữ ký điện tử để khẳng định sự chấp thuận của chủ tài khoản đối với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán;
(3) Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết đối với các tài liệu, thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử, như:
+ Thông tin nhận biết khách hàng;
+ Các yếu tố sinh trắc học của chủ tài khoản thanh toán cá nhân, người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản thanh toán;
+ Âm thanh, hình ảnh, bản ghi hình, ghi âm;
+ Số điện thoại đăng ký giao dịch trên phần mềm ứng dụng giao dịch ngân hàng trên internet, điện thoại di động;
+ Thông tin định danh duy nhất của thiết bị giao dịch (địa chỉ MAC);
+ Nhật ký giao dịch;
+ Kết quả đối chiếu thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN.
Chú ý: Các thông tin, dữ liệu phải được lưu trữ an toàn, bảo mật, được sao lưu dự phòng, đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của dữ liệu để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, xác thực chủ tài khoản trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền. Thời gian thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và giao dịch điện tử;
(4) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn, bảo mật của biện pháp, hình thức, công nghệ và thực hiện tạm dừng cung cấp dịch vụ để nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện trong trường hợp có dấu hiệu mất an toàn.
* Thông tư 17/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 23 Thông tư 17/2024/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?