03 Nhiệm vụ đầu tiên trong Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030 là gì?

Cho tôi hỏi: 03 Nhiệm vụ đầu tiên trong Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” là gì? - Câu hỏi của chị Ân (Long An)

Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” xác định bao nhiêu nhiệm vụ giải pháp?

Căn cứ theo nội dung được quy định tại Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/12/2022 về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”.

Trong đó, Mục III Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 xác định các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;

- Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất;

- Triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với vùng khó khăn, phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ em;

- Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình.

Như vậy, trong giai đoạn 2022 - 2030, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” thực hiện 06 nhiệm vụ, giải pháp nêu trên.

03 Nhiệm vụ đầu tiên trong Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030 là gì?03 Nhiệm vụ đầu tiên trong Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030 là gì? (Hình từ Internet)

03 nhiệm vụ trong Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” có nội dung gì?

Căn cứ theo Mục III Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, nội dung chính của 03 nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên trong Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” cụ thể như sau:

(1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn:

- Rà soát, nghiên cứu bổ sung, đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, nhất là đối tượng trẻ em nhà trẻ, bao gồm một số chính sách: hỗ trợ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;

- Phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định đối với vùng khó khăn, ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sông nước, biên giới, hải đảo và bãi ngang ven biển;

- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng, bổ sung cơ chế chính sách đối với đội ngũ giáo viên vùng khó khăn, nhất là đội ngũ trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Hoàn thiện các chính sách đào tạo theo địa chỉ, cử tuyển và tuyển dụng, sử dụng đối với đội ngũ giáo viên là người địa phương dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế thu hút, động viên giáo viên công tác lâu dài ở vùng khó khăn;

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp: ưu tiên đầu tư kinh phí để xóa phòng học nhờ, phòng học tạm; xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; mua sắm đồ dùng học tập đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;

(2) Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về:

+ Công tác quản lý, triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn;

+ Phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ;

+ Tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo bé mới ra lớp;

+ Thăm quan chia sẻ học tập mô hình điểm;

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em;

- Bổ sung nội dung giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm;

(3) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất:

- Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ em nhà trẻ, mẫu giáo bé;

- Bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng giáo dục mầm non vùng khó khăn;

- Chú trọng bổ sung đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp, xây dựng mô hình môi trường giáo dục đậm đà văn hóa, bản sắc dân tộc, phát huy ưu thế của vùng miền, có cảnh quan môi trường phù hợp nhất với trẻ và văn hóa riêng của cơ sở;

- Tạo dựng và nhân rộng mô hình điểm làm nơi tập huấn, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo dục mầm non vùng khó khăn.

Đối tượng, phạm vi của Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” bao gồm những ai?

Theo Mục I Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, các đối tượng, phạm vi của Chương trình bao gồm:

- Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non thuộc vùng khó khăn;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Như vậy, 02 đối tượng trên là 02 đối tượng chính trong Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”.

Giáo dục mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tải về mẫu thông báo nộp học phí trường mầm non mới nhất? Giáo viên mần non có mức lương bao nhiêu?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân huyện có được quyền ban hành kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non hay không?
Pháp luật
Tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp một cho trẻ em 5 tuổi dưới mọi hình thức có đúng không?
Pháp luật
Đã có Công văn 4868 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non từ 29/8/2024 thế nào?
Pháp luật
Ngày công bố điểm trúng tuyển cao đẳng mầm non là ngày bao nhiêu? Cơ sở đào tạo công bố điểm trúng tuyển cao đẳng vào các ngành như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức hoạt động ở cơ sở giáo dục mầm non mà chưa được cho phép thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Điều chỉnh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non có hạn chót là ngày nào?
Pháp luật
Công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên có cấp chứng chỉ hành nghề cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non là khi nào?
Pháp luật
Ngưỡng đầu vào nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên và ngành Giáo dục Mầm non 2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục mầm non
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
953 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào