03 mức độ trong bài kiểm tra môn toán của học sinh như thế nào? Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán cần đáp ứng yêu cầu gì?

03 mức độ trong bài kiểm tra môn toán của học sinh như thế nào? Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán cần đáp ứng yêu cầu gì? - Câu hỏi của chị M ở Tây Ninh.

03 mức độ trong bài kiểm tra môn toán của học sinh như thế nào?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn toán được ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ 03 mức độ trong bài kiểm tra môn toán của học sinh bao gồm:

Mức độ

Một số động từ mô tả mức độ

Ví dụ minh hoạ

Biết

(Nhận biết và nhớ lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó)

Đọc;

Đếm;

Viết;

Làm quen;

Nhận dạng;

Nhận biết.

- Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10.

- Làm quen với dãy số tự nhiên và đặc điểm.

- Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

- Nhận biết được số đối của một số nguyên.

Hiểu

(Hiểu được ý nghĩa của thông tin, diễn đạt được thông tin theo ý hiểu của cá nhân)

Mô tả;

Giải thích;

Thể hiện;

Sắp xếp.

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng.

- Giải thích được định lí về dấu của tam thức bậc hai từ việc quan sát đồ thị của hàm bậc hai.

- Thể hiện được các số đo đại lượng bằng cách dùng số thập phân.

- Sắp xếp được số liệu vào biểu đồ cột.

Vận dụng

(Vận dụng thông tin đã biết vào một tình huống, điều kiện mới hoặc để giải quyết vấn đề)

Tính;

Vẽ;

Thực hiện;

Sử dụng;

Vận dụng;

So sánh;

Phân biệt;

Lí giải;

Chứng minh;

Giải quyết.

- Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh.

- Vẽ được đường cao của hình tam giác.

- Thực hiện được phép cộng hai số nguyên

- Sử dụng được thuật ngữ tập hợp, phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp.

- Vận dụng được kiến thức về phương trình mặt cầu để giải một số bài toán liên quan đến thực tiễn.

- So sánh được hai phân số cho trước.

- Phân biệt được góc nhị diện và góc giữa hai mặt phẳng.

- Lí giải được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.

- Chứng minh được tính đúng đắn của một mệnh đề toán học bằng phương pháp quy nạp toán học.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học.

03 mức độ trong bài kiểm tra môn toán của học sinh như thế nào? Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán cần đáp ứng yêu cầu gì?

03 mức độ trong bài kiểm tra môn toán của học sinh như thế nào? Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán cần đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán cần đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn toán được ban hành kèm Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định Phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán cần đáp ứng yêu cầu như sau:

- Phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh;

- Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;

- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.

- Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả;

Mục tiêu của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học nào?

Tại Chương trình toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Mục tiêu chung
Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
a) Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
b) Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể.
c) Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
d) Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

Theo như quy định trên, mục tiêu của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học gồm những thành tố cốt lõi gồm:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học;

- Năng lực mô hình hoá toán học;

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học;

- Năng lực giao tiếp toán học;

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Lưu ý: Lộ trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tháng 11 tiếng Anh là gì? Tháng 11 tiếng Anh viết tắt thế nào? Lời chúc tháng 11 ý nghĩa thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Pháp luật
Viết đoạn văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi? Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2 hiện nay?
Pháp luật
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ngắn gọn? Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20 11 ở trường ngắn nhất?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4? Mẫu bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4?
Pháp luật
Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ lớp 12 chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT 2018 là gì?
Pháp luật
Nghị luận về tuổi trẻ nhiệt huyết chọn lọc? Viết đoạn văn 200 chữ về lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT?
Pháp luật
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
6,917 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào