Theo quy định mới nhất, có bao nhiêu tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù?

Các tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định 27/2022/NĐ-CP ban hành ngày 19/4/2022 về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Theo quy định mới nhất, có bao nhiêu tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù?

Quy định của pháp luật về cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 27/2022/NĐ-CP thì cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được hiểu như sau:

"8. Cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp là việc áp dụng quy trình đơn giản, thủ tục rút gọn trong lập, thẩm định, quyết định dự án, lựa chọn nhà thầu thi công công trình và quản lý thi công, bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia thực hiện của cộng đồng. "

Nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 27/2022/NĐ-CP về nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

- Phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Thực hiện đúng trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, chính quyền địa phương ở các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các tổ chức có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình.

- Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lặp; tránh thất thoát, lãng phí và không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

- Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Có bao nhiêu tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù theo Nghị định 27/2022/NĐ-CP?

Có bao nhiêu tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù theo Nghị định 27/2022/NĐ-CP?

Nguyên tắc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 27/2022/NĐ-CP về nguyên tắc tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù. Theo đó:

- Các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được tổ chức thực hiện theo cơ chế đặc thù phải có sự tham gia của người dân trong quá trình lập hồ sơ, tổ chức thi công xây dựng, bảo trì công trình. Tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo từng giai đoạn.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn, phần còn lại do người dân đóng góp và từ nguồn vốn hợp pháp khác tại địa phương để thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Đối với dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% tổng mức đầu tư. Mức hỗ trợ thực hiện một dự án cụ thể từ ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương quyết định.

- Đóng góp của người dân có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật, ngày công lao động được quy đổi thành tiền; phải được tính trong giá trị công trình để theo dõi, quản lý tỷ lệ đóng góp đã được thống nhất, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước

- Ưu tiên sử dụng lao động, vật liệu tại chỗ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù. Đơn giá lập hồ sơ xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường.

- Thanh toán vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải trên cơ sở kết quả nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 27/2022/NĐ-CP về tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù, theo đó quy định các tiêu chí sau:

- Thuộc nội dung đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia.

- Dự án nằm trên địa bàn 01 đơn vị hành chính cấp xã, do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

- Tổng mức đầu tư dự án không vượt quá 05 tỷ đồng.

- Kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện.

- Thuộc danh mục loại dự án được áp dụng cơ chế đặc thù do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Như vậy, việc lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù thì được thực hiện theo 05 tiêu chứ như quy định đã phân tích ở trên.

Dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo quy định mới nhất, có bao nhiêu tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ
4,144 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào