Hà Nội tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm nhằm bảo vệ công trình thủy lợi năm 2022?

Trong những năm qua, tình hình mưa bão đã mang đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Công trình thủy lợi cũng góp không ít công sức trong việc làm giảm ảnh hưởng của các đợt mưa bão. Nhằm bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn Hà Nội, Ủy ban nhân dân đã có những chỉ đạo như thế nào?

Hiện nay, trên địa bàn một số địa phương tại Hà Nộivẫn xuất hiện khá nhiều trường hợp xây dựng nhà, xưởng, lều, quán, lán tạm; xây dựng công trình khác (bắc cầu tạm qua kênh, đặt các cống dẫn nước, trồng cột điện, xây tường rào...) và thi công công trình khi chưa được cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Việc này đã ảnh hưởng đến quá trình vận hành, bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhằm khắc phục hiện trạng trên, ngày 11/5/2022 Ủy ban nhân dân thành Phố Hà Nội đã có Công văn 1400/UBND-KTN năm 2022 về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Nhiệm vụ của cấp chính quyền địa phương trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm về bảo vệ công trình thủy lợi như thế nào?

Theo Công văn 1400/UBND-KTN năm 2022 thì Ủy ban nhân dân huyện, quận, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiệm vụ sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về thủy lợi, Quyết định 13/2020/QĐ-UBND của UBND Thành phố ban hành Quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, dự án đầu tư trên địa bàn bảo đảm việc quản lý, sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch và quy định của Luật Đất đai; chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ban Quản lý dự án trực thuộc khi triển khai các dự án trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải thực hiện các thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo đúng quy định của pháp luật.

- Tập trung chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá, tổng hợp, xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm công trình thủy lợi; chủ trì, phối hợp với các Công ty thủy lợi trên địa bàn và các đơn vị liên quan tổ chức xử lý các vụ vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định pháp luật các vụ vi phạm còn tồn đọng, đặc biệt là các vụ vi phạm ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi, khả năng tưới tiêu nước phục vụ sản xuất, dân sinh và phòng chống thiên tai của công trình thủy lợi; vi phạm xảy ra tại các công trình đầu mối; các sông, trục tiêu chính.

- Kiểm tra, xử lý giải tỏa dứt điểm các vụ vi phạm tại các công trình đập, hồ chứa nước như: hồ Đồng Mô, thị xã Sơn Tây; hồ Suối Hai, huyện Ba Vì; hồ Đồng Đò và Đồng Quan, huyện Sóc Sơn.

- Chỉ đạo UBND cấp xã nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm ngay từ khi mới phát sinh, tránh để vi phạm đến mức khó xử lý.

- Thường xuyên báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kết quả xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình trên địa bàn; chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về tình trạng vi phạm diễn ra trên địa bàn mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý giải tỏa kịp thời theo quy định.

Như vậy, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội cần phải tăng cường công tác tuyên truyền quy định pháp luật về lĩnh vực thủy lợi để phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho người dân. Tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng để đảm bảo hoạt động đúng mục đích, phạm vi. Cần phải kiểm tra, rà soát để giải tỏa và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm về bảo vệ công trình thủy lợi.

Tăng cường công tác xử lý vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi tại Hà Nội được thực hiện như thế nào?

Hà Nội tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm nhằm bảo vệ công trình thủy lợi năm 2022?

Các công ty thủy lợi cần thực hiện những nhiệm vụ gì?

Theo Công văn 1400/UBND-KTN năm 2022 thì các công ty thủy lợi có nhiệm vụ sau đây:

- Tăng cường kiểm tra, phát hiện vi phạm ngay từ giờ đầu khi phát sinh vi phạm, báo cáo đề nghị chính quyền địa phương xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật. Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, kịp thời xử lý kiên quyết, triệt để vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi.

- Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện đúng nội dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kịp thời ngăn chặn, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các hoạt động trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.

Vi phạm về bảo vệ công trình thủy lợi thì bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 24. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này.”

Theo đó, hành vi vi phạm về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi sẽ bị xử lý hành chính với mức thấp nhất là từ 100.000 đồng đến 300.000. Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ áp dụng từ 01/8/2022? Vận hành công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong công trình thủy lợi gồm những gì? Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8412:2020 quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi tính toán kết cấu theo độ tin cậy của công trình thủy lợi phải bảo đảm những yêu cầu chung gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10396:2015 đưa ra yêu cầu chung về kỹ thuật trong thiết kế đập hỗn hợp đất đá của công trình thủy lợi như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
908 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào