Bệnh sán dây: Đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh? Nguyên nhân và nguồn lây bệnh đến từ đâu?

Trong thời gian vừa qua, tại khu vực tôi sinh sống có khá nhiều trẻ em và người lớn bị nhiễm bệnh sán dây. Điều đã làm cho dân cư trong khu vực vô cùng lo lắng bởi sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ban tư vấn cho tôi hỏi nguyên nhân nào dẫn đến bệnh sán dây? Đối tượng của bệnh sán dây là những người ở độ tuổi, giới tính nào? Xin cảm ơn!

Bộ Y tế định nghĩa thế nào về bệnh sán dây?

Theo mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1202/QĐ-BYT năm 2022 đã đưa ra định nghĩa về bệnh sán dây như sau:

- Bệnh sán dây (taeniasis) là một bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do tập quán ăn thịt lợn, thịt bò chưa nấu chín bị nhiễm ấu trùng sán. Bệnh sán dây phân bố ở nhiều nước có điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém thuộc khu vực Châu Phi, Mỹ Latin, Đông Nam Á... trong đó có Việt Nam.

Theo đó, sán dây là bệnh do ký sinh trừng lây từ động vân sang con người do ăn thịt lợn, thịt bò chưa nấu chín (cách gọi dân gian là ăn tái) có ấu trùng sán.

Tác nhân và nguồn bệnh dẫn đến sán dây là gì?

Theo tiểu mục 1.1 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1202/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã nêu ra tác nhân dẫn đến bệnh sán dây như sau:

“1.Đai cương
1.1. Tác nhân
Bệnh sán dây là do các loài sán dây trưởng thành gồm sán dây lợn (Taenia solium), sán dây bò (Taenia saginatg), và sán dây Châu Á (Taenia asiatica) ký sinh trong ruột gây nên.”

Theo đó, tác nhân gây ra bệnh sán dây là các loài sản dây trưởng thành như sán dây lợn, sán dây bò và sán dây Châu Á.

Cũng theo tiểu mục 1.2 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1202/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã chỉ ra nguồn lây nhiễm bệnh sán dây:

“1. Đại cương
1.2. Nguồn bệnh
Trâu, bò, lợn mang ấu trùng sán dây”

Theo đó, nguồn lây lan bệnh sán dây hiện nay là do trâu, bò, lợn mang ấy trùng sán dây. Chúng ta khi chế biến những loại thịt mang ấu trùng sán dây mà nấu không chín thì rất dễ nhiễm bệnh.

Bệnh sán dây: Đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh? Nguyên nhân và nguồn lây bệnh đến từ đâu?

Bệnh sán dây: Đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh? Nguyên nhân và nguồn lây bệnh đến từ đâu?

Bệnh sán dây lây lan ở đối tượng nào?

Theo tiểu mục 1.3 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1202/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã đưa ra những đối tượng nhiễm bệnh sán dây như sau:

“1. Đại cương
1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Người ở tất cả các lứa tuổi và cả hai giới đều có khả năng mắc bệnh sán dây. Kháng thể đặc hiệu có thể xuất hiện 3-4 tuần sau khi nhiễm và tồn tại trong thời gian ngắn.”

Theo đó, tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính đều là đối tượng có khả năng mắc bệnh sán dây.

Khi nhiễm bệnh thì cơ thể con người sẽ có kháng thể đặc hiệu xuất hiện sau 3 đến 4 tuần nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan vì kháng thể này chỉ xuất hiện và tồn tại trong một thời gian ngắn, nó sẽ biến mất ngay sau đó. Do đó, mọi người không nên chủ quan trong việc phòng, chống và điều trị bệnh sán dây.

Chu kỳ nhiễm bệnh sán dây như thế nào?

Theo tiểu mục 1.4 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1202/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã mô tả lại chu kỳ mắc bệnh sán dây như sau:

Hình 1: Chu kỳ phát triển của sán dây

(1) Sán dây trưởng thành dạng lưỡng tính sống ký sinh trong ruột người. Đốt sán rụng tự bò ra hoặc theo phân ra ngoài môi trường bị phân hủy giải phóng trứng. Đây là giai đoạn chẩn đoán.

(2) Trâu, bò, lợn ăn phải trứng và đốt sán dây phát tán trong môi trường hoặc ăn phận người có trứng sán dây.

(3) Trứng vào dạ dày và ruột (của trâu, bò, lợn), nở ra ấu trùng; ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vẫn tạo kén ở đó.

(4) Người ăn phải thịt lợn, trâu, bò có nang ấu trùng còn sống thì ấu trùng sán dây vào ruột nở ra con sán dây trưởng thành. Đây là giai đoạn nhiễm. Trường hợp người nuột phải trứng sán dây lợn sẽ phát triển thành bệnh ấu trùng sán lợn.

(5) Lúc mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ.

(6) Sán lớn lên và phát triển bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ đốt cổ và sán dài dần ra, sống ở ruột non. Chiều dài của sán trưởng thành thường là 5m hoặc thấp hơn đối với T. saginata (tuy nhiên nó có thể lên đến 25m) và 2 đến 7m đối với T. solium.

Như vậy, trâu, bò, lợn ăn trứng và đốt sán dây có trong môi trường hoặc phân người. Trứng sán vào dạ dày và rượt của trâu, bò, lợn rồi nở thành ấu trùng. Ấu trùng này sẽ tạo thành kén tại các vân thịt. Khi con người ăn thịt mang ấu trùng sán dây thì ấu trùng đi vào ruột và nở thành con sán dây trưởng thành. Sau một thời gian, sán sẽ lớn lên và phát triển thông qua hình thức nảy chồi, sinh đốt mới và phát triển dài hơn rồi sống ở ruột non.

Do đó, mọi người cần chú ý dọn dẹp vệ sinh mội trường xung quanh thật sạch sẽ, ăn chín uống sôi để phòng chống bệnh sán dây.

Bệnh sán dây
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh sán dây: Các triệu chứng khi nhiễm bệnh là gì? Sử dụng thuốc điều trị như thế nào?
Pháp luật
Bệnh sán dây: Đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh? Nguyên nhân và nguồn lây bệnh đến từ đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh sán dây
1,179 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh sán dây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào