Hỗ trợ giao dịch điện tử là gì? Đề xuất quy định về dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử như thế nào?
Hỗ trợ giao dịch điện tử là gì?
Dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử là dịch vụ trong đó nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền thực hiện một số hoặc toàn bộ các công đoạn của quá trình giao dịch điện tử theo đề xuất tại khoản 1 Điều 46 Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Tải.
Thực hiện dịch vụ hỗ trợ giao dịch theo nguyên tắc được đề xuất tại khoản 2 Điều 46 Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Tải như sau:
- Tự do, tự nguyện thỏa thuận thực hiện hỗ trợ trong giao dịch điện tử;
- Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn thực hiện hỗ trợ giao dịch điện tử;
- Tiết kiệm chi phí và hiệu quả hỗ trợ giao dịch điện tử;
- Bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động hỗ trợ giao dịch điện tử phải thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, khoản 3 đến khoản 7 Điều 46 Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Tải quyền và trách nhiệm của các bên được đề xuất cụ thể như sau:
Nguyên tắc hỗ trợ giao dịch điện tử
...
3. Quyền của tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử:
a) Quy định điều kiện sử dụng dịch vụ; yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ và trong quá trình sử dụng dịch vụ; từ chối cung cấp dịch vụ khi khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng dịch vụ, không tuân thủ quy định của tổ chức cung cấp dịch vụ hoặc vi phạm các thỏa thuận khác;
b) Quy định các biện pháp đảm bảo an toàn cho việc sử dụng dịch vụ;
c) Quy định loại phí và mức phí sử dụng dịch vụ phù hợp với quy định pháp luật hiện hành;
d) Lựa chọn các đối tác để ký kết hợp đồng cung cấp, phát triển dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả và phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận và quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo hợp đồng với khách hàng và đối tác phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Các bên tham gia trong dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử theo quy định trên bao gồm:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử;
- Bên sử dụng dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử;
- Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hỗ trợ giao dịch điện tử là gì? Đề xuất quy định về dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử?
Định hướng đề xuất tại Điều 47 Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tải tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức;
- Có phương án kinh doanh dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;
- Có vốn điều lệ tối thiểu được quy định theo từng ngành, lĩnh vực;
- Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin cấp chứng nhận phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách; Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm;
- Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm:
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ trong giao dịch điện tử và quy định của Nhà nước;
+ Hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố;
+ Quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ trong giao dịch điện tử đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
+ Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Xây dựng và thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ theo quy định của Nhà nước về các nguyên tắc quản lý rủi ro, báo cáo, cung cấp thông tin, xử lý khiếu nại trong hoạt động giao dịch điện tử;
- Xây dựng và thực hiện các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Đề xuất quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử như thế nào?
Khoản 3, 4, 5 Điều 47 Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Tải đề xuất về quy trình, thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử như sau:
+ Tổ chức xin cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều này. Tổ chức xin cấp Giấy chứng nhận phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp;
+ Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tiến hành kiểm tra hồ sơ theo các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận hoặc có văn bản từ chối cấp chứng nhận trong đó nêu rõ lý do;
+ Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hoạt động cung ứng dịch vụ hỗ trợ giao dịch điện tử phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thời hạn Giấy chứng nhận: thời hạn của Giấy chứng nhận là 10 năm tính từ ngày tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Huân chương Lao động hạng Ba được gì? Huân chương Lao động hạng 3 được quyền lợi gì theo Nghị định 98?
- Giáo viên tiểu học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Giáo viên tiểu học hạng 1 được làm ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp nào?
- Quyết định 09/2024 quy định danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác, hủy hồ sơ kiểm toán ra sao?
- Toàn bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường từ 14 02 2025 theo Thông tư 29/2024 thế nào?