Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm của rừng đặc dụng ổn định đời sống là nghĩa vụ của tổ chức nào?
Vùng đệm là gì?
Vùng đệm được giải thích tại khoản 25 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.
Theo đó, vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.
Vùng đệm là gì? (Hình từ Internet)
Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng được quy định tại Điều 54 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
1. Không được di dân từ nơi khác đến rừng đặc dụng.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng. Căn cứ điều kiện cụ thể, ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương lập dự án di dân, tái định cư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dân ra khỏi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
3. Đối với phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, ban quản lý rừng đặc dụng khoán bảo vệ và phát triển rừng hoặc hợp tác, liên kết với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng.
4. Đất ở, đất sản xuất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư xen kẽ trong rừng đặc dụng không thuộc quy hoạch rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được tiếp tục sử dụng theo quy hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng.
5. Ban quản lý rừng đặc dụng có trách nhiệm xây dựng chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư vùng đệm có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương; phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, lập kế hoạch quản lý đối với diện tích đất ở, đất sản xuất xen kẽ trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương hoặc tổ chức có hoạt động trong vùng đệm có quyền giám sát, tham gia thực hiện, phối hợp quản lý chương trình, dự án đầu tư vùng đệm theo quy định của pháp luật.
7. Việc thực hiện ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng theo Quy chế quản lý rừng.
Theo đó, ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng được quy định như trên.
Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm của rừng đặc dụng ổn định đời sống là nghĩa vụ của tổ chức nào?
Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định của rừng đặc dụng đời sống là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại Điều 73 của Luật này;
b) Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này;
c) Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 52, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Được cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc tế.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng có nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
c) Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
d) Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm của rừng đặc dụng ổn định đời sống là nghĩa vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng.
Ngoài ra, ban quản lý rừng đặc dụng có nghĩa vụ sau đây:
- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 của Luật này;
- Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
- Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?