Hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội gồm những thành phần nào?
- Hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội gồm những thành phần nào?
- Hình thức hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội quy định ra sao?
- Kinh phí phục vụ công tác lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự do ai chi trả?
Hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội gồm những thành phần nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG như sau:
Lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
1. Khi yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu (sau đây viết tắt là cơ quan yêu cầu) phải lập hồ sơ.
2. Hồ sơ gồm có:
a) Công văn của cơ quan yêu cầu đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét việc chuyển hồ sơ cho nước ngoài;
b) Văn bản yêu cầu nước ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do cơ quan yêu cầu lập theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
c) Sao y bản chính hồ sơ gốc của vụ án trong trường hợp vụ án không có đồng phạm hoặc trong trường hợp có đồng phạm, hồ sơ vụ án của người bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự được tách, trích lập riêng theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch này;
d) Các tài liệu chứng minh đối tượng đang có mặt tại nước được yêu cầu;
đ) Văn bản từ chối dẫn độ của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Trường hợp giữa Việt Nam và nước được yêu cầu đã có Hiệp định về dẫn độ và đối tượng bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định của Hiệp định thì cơ quan yêu cầu viện dẫn quy định đó trong Công văn gửi kèm thay cho văn bản từ chối dẫn độ;
e) Các tài liệu, vật chứng cần thiết khác có liên quan.
...
Theo đó, hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội gồm những thành phần như sau:
- Công văn của cơ quan yêu cầu đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét việc chuyển hồ sơ cho nước ngoài;
- Văn bản yêu cầu nước ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do cơ quan yêu cầu lập theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG;
Mẫu văn bản yêu cầu nước ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự: TẢI VỀ
- Sao y bản chính hồ sơ gốc của vụ án trong trường hợp vụ án không có đồng phạm hoặc trong trường hợp có đồng phạm, hồ sơ vụ án của người bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự được tách, trích lập riêng theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG;
- Các tài liệu chứng minh đối tượng đang có mặt tại nước được yêu cầu;
- Văn bản từ chối dẫn độ của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Trường hợp giữa Việt Nam và nước được yêu cầu đã có Hiệp định về dẫn độ và đối tượng bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định của Hiệp định thì cơ quan yêu cầu viện dẫn quy định đó trong Công văn gửi kèm thay cho văn bản từ chối dẫn độ;
- Các tài liệu, vật chứng cần thiết khác có liên quan.
Yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội (Hình từ Internert)
Hình thức hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG như sau:
Lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
...
3. Hồ sơ phải được đánh số bút lục và có danh mục tài liệu, vật chứng kèm theo (nếu có) và được lập thành 03 bộ. Cơ quan yêu cầu có trách nhiệm dịch hồ sơ ra ngôn ngữ phù hợp theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp. Trường hợp cơ quan yêu cầu không xác định được ngôn ngữ của nước được yêu cầu hoặc ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận thì gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao đề nghị xác định.
...
Theo đó, hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phải được đánh số bút lục và có danh mục tài liệu, vật chứng kèm theo (nếu có) và được lập thành 03 bộ.
Cơ quan yêu cầu có trách nhiệm dịch hồ sơ ra ngôn ngữ phù hợp theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp.
Trường hợp cơ quan yêu cầu không xác định được ngôn ngữ của nước được yêu cầu hoặc ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận thì gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao đề nghị xác định.
Kinh phí phục vụ công tác lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự do ai chi trả?
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG như sau:
Lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
...
4. Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động lập hồ sơ, dịch thuật, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan yêu cầu chi trả từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động lập hồ sơ, dịch thuật, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan yêu cầu chi trả từ ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?