Hồ sơ và trình tự đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
Trình tự đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự đăng ký kết hôn
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
Tại khoản 2 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, khoản 3 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 và khoản 4 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Thủ tục đăng ký kết hôn
...
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Theo như các quy định trên thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký kết hôn hợp lệ thì Phòng Tư pháp sẽ thẩm định hồ sơ và xác định nếu thấy cần thiết. Nếu sau khi thẩm định hồ sơ, Phòng Tư pháp thấy hồ sơ hợp lệ và xét thấy các bên đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Hồ sơ và trình tự đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
Hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
Như vậy, hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ gồm các giấy tờ như sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Lệ phí đăng ký kết hôn là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Lệ phí hộ tịch
1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
Theo đó, công dân Việt Nam cư trú ở trong nước sẽ được miễn lệ phí đăng ký kết hôn khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Lưu ý: Chỉ đăng ký kết hôn tại UBND huyện khi thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trong đó, các yếu tố nước ngoài thể hiện thông qua đối tượng kết hôn gồm:
+ Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt Nam.
+ Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trong trường hợp này, UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên người nước ngoài thực hiện đăng ký kết hôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được quy định thế nào theo quy định?
- Tổ chức tín dụng cấp tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc gì theo quy định pháp luật?
- Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có được chuyển đổi sang phương pháp kê khai không?
- Rủi ro tín dụng là gì? Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm những nội dung nào?
- Tài khoản giao thông được kết nối với mấy phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ?