Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương kể từ ngày 20/6/2023 thay đổi ra sao?
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được coi là có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp được coi là có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Doanh nghiệp có trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có thực hiện chức năng liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
2. Doanh nghiệp tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại địa phương.
3. Doanh nghiệp có người tham gia bán hàng đa cấp cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú) hoặc thực hiện hoạt động tiếp thị, bán hàng theo phương thức đa cấp tại địa phương.
Theo quy định trên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được coi là có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương khi thuộc một trong 3 trường hợp:
- Doanh nghiệp có trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có thực hiện chức năng liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
- Doanh nghiệp tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tại địa phương.
- Doanh nghiệp có người tham gia bán hàng đa cấp cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú) hoặc thực hiện hoạt động tiếp thị, bán hàng theo phương thức đa cấp tại địa phương.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương kể từ ngày 20/6/2023 thay đổi ra sao? (HÌnh từ Internet)
Hồ sơ đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương kể từ ngày 20/6/2023 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) quy định hồ sơ đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương kể từ ngày 20/6/2023 bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;
- 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
- 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
- 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh (nếu có).
Trường hợp không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại địa phương, doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ liên quan đến đầu mối tại địa phương, bao gồm: 01 bản sao được chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; 01 bản chính hoặc bản sao có chứng thực Phiếu lý lịch tư pháp; 01 bản sao chứng thực xác nhận kiến thức cho đầu mối tại địa phương; 01 văn bản chỉ định quy định rõ phạm vi công việc, quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương kể từ ngày 20/6/2023 ra sap?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 40/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15, khoản 40 Điều 1 Nghị định 18/2023/NĐ-CP) quy định trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương kể từ ngày 20/6/2023 như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương kèm theo danh sách người tham gia bán hàng đa cấp cư trú tại địa phương đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp đã có hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
Lưu ý: danh sách ghi rõ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, mã số người tham gia, điện thoại liên hệ của người tham gia bán hàng đa cấp) tới Sở Công Thương nơi doanh nghiệp dự kiến hoạt động (nộp trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính)
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày Sở Công Thương ban hành thông báo. Sở Công Thương trả lại hồ sơ trong trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn nêu trên.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương gửi cho doanh nghiệp văn bản xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
Trường hợp từ chối xác nhận, Sở Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Bước 5: công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương, Sở Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương và gửi bản sao văn bản xác nhận tới Bộ Công Thương bằng một trong các cách thức quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Nghị định 18/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?