Hồ sơ trình giải quyết công việc trong Tổng cục Thi hành án dân sự gồm những gì? Thủ tục trình giải quyết công việc như thế nào?
- Hồ sơ trình giải quyết công việc trong Tổng cục Thi hành án dân sự gồm những gì?
- Thủ tục trình Tổng Cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự giải quyết công việc như thế nào?
- Khi giải quyết công việc của Tổng cục Thi hành án dân sự, các công văn, tờ trình giải quyết công việc phải gửi bao nhiêu bản chính đến đơn vị có thẩm quyền giải quyết?
Hồ sơ trình giải quyết công việc trong Tổng cục Thi hành án dân sự gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 194/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về Hồ sơ, thủ tục trình giải quyết công việc như sau:
Hồ sơ, thủ tục trình giải quyết công việc
1. Hồ sơ trình giải quyết công việc bao gồm:
a) Phiếu trình giải quyết công việc (theo mẫu);
b) Dự thảo văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch (sau đây gọi chung là văn bản, đề án);
c) Ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan và báo cáo giải trình, tiếp thu (nếu có);
d) Văn bản hoặc ý kiến thẩm định đề án, văn bản theo quy định của pháp luật và của Tổng cục (nếu có);
đ) Các tài liệu khác có liên quan.
...
Theo quy định trên, hồ sơ trình giải quyết công việc trong Tổng cục Thi hành án dân sự gồm những giấy tờ sau:
- Phiếu trình giải quyết công việc (theo mẫu);
- Dự thảo văn bản, đề án, chương trình, kế hoạch (sau đây gọi chung là văn bản, đề án);
- Ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan và báo cáo giải trình, tiếp thu (nếu có);
- Văn bản hoặc ý kiến thẩm định đề án, văn bản theo quy định của pháp luật và của Tổng cục (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ, thủ tục trình giải quyết công việc trong Tổng cục Thi hành án dân sự như thế nào (Hình từ Internet)
Thủ tục trình Tổng Cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 194/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về Thủ tục trình Tổng Cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng giải quyết công việc như sau:
Hồ sơ, thủ tục trình giải quyết công việc
...
2. Thủ tục trình Tổng Cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng giải quyết công việc:
a) Phiếu trình Lãnh đạo Tổng cục phải do Lãnh đạo đơn vị thuộc Tổng cục ký và đóng dấu (nếu có) đúng thẩm quyền; trường hợp trình Tổng Cục trưởng, trong Phiếu trình phải có ý kiến, chữ ký của Phó Tổng cục trưởng phụ trách;
Lãnh đạo đơn vị ký phiếu trình phải ký trách nhiệm (ký nháy) vào dự thảo văn bản và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Tổng cục về nội dung của văn bản đã trình;
b) Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác hoặc có sự phối hợp giải quyết công việc, trong hồ sơ trình phải có tài liệu thể hiện ý kiến của các đơn vị liên quan.
...
Theo đó, thủ tục trình Tổng Cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự giải quyết công việc thực hiện như sau:
- Phiếu trình Lãnh đạo Tổng cục phải do Lãnh đạo đơn vị thuộc Tổng cục ký và đóng dấu (nếu có) đúng thẩm quyền. Trường hợp trình Tổng Cục trưởng, trong Phiếu trình phải có ý kiến, chữ ký của Phó Tổng cục trưởng phụ trách;
Lãnh đạo đơn vị ký phiếu trình phải ký trách nhiệm (ký nháy) vào dự thảo văn bản và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Tổng cục về nội dung của văn bản đã trình;
- Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác hoặc có sự phối hợp giải quyết công việc, trong hồ sơ trình phải có tài liệu thể hiện ý kiến của các đơn vị liên quan.
Khi giải quyết công việc của Tổng cục Thi hành án dân sự, các công văn, tờ trình giải quyết công việc phải gửi bao nhiêu bản chính đến đơn vị có thẩm quyền giải quyết?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 194/QĐ-TCTHADS năm 2015 quy định về Hồ sơ, thủ tục trình giải quyết công việc như sau:
Hồ sơ, thủ tục trình giải quyết công việc
...
3. Các công văn, tờ trình giải quyết công việc chỉ gửi 01 bản chính đến đơn vị hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Nếu cần gửi đến các đơn vị hoặc cá nhân có liên quan để biết hoặc phối hợp thì ghi tên các đơn vị, cá nhân đó ở phần “Nơi nhận” của văn bản.
Theo quy định trên, các công văn, tờ trình giải quyết công việc chỉ gửi 01 bản chính đến đơn vị hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Nếu cần gửi đến các đơn vị hoặc cá nhân có liên quan để biết hoặc phối hợp thì ghi tên các đơn vị, cá nhân đó ở phần “Nơi nhận” của văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?