Hồ sơ trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc cần những gì?
- Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc như thế nào?
- Ai có trách nhiệm gửi thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc?
- Hồ sơ trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc cần những gì?
Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định như sau:
Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết
1. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức quy định tại Điều 36 của Luật; Điều 10, Điều 11 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Trong trường hợp cần thiết đơn vị chủ trì soạn thảo có thể lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm lấy ý kiến của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách đối với hồ sơ lập đề nghị xây dựng văn bản trước khi gửi hồ sơ lập đề nghị cho Vụ Pháp chế tổng hợp.
Theo đó, đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng các hình thức quy định tại Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015; Điều 10 Nghị định 34/2016/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 154/2020/NĐ-CP, Điều 11 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 154/2020/NĐ-CP.
Trong trường hợp cần thiết đơn vị chủ trì soạn thảo có thể lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm lấy ý kiến của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách đối với hồ sơ lập đề nghị xây dựng văn bản trước khi gửi hồ sơ lập đề nghị cho Vụ Pháp chế tổng hợp.
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm gửi thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định như sau:
Gửi thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết
Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của Vụ Pháp chế để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật, đồng thời, gửi hồ sơ đã được chỉnh lý cho Vụ Pháp chế để tổng hợp.
Như vậy, đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của Vụ Pháp chế để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, cụ thể:
Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình
...
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp để thẩm định. Hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Đồng thời, gửi hồ sơ đã được chỉnh lý cho Vụ Pháp chế để tổng hợp.
Hồ sơ trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc cần những gì?
Tại Điều 10 Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định như sau:
Trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết
1. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; đồng thời gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được chỉnh lý kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu cho Bộ Tư pháp khi trình Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ. Hồ sơ trình Chính phủ gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật.
3. Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, đơn vị đề nghị xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt chậm nhất trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để gửi Bộ Tư pháp theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều này phải được gửi đến Bộ Tư pháp để lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết cho năm sau hoặc năm tiếp theo của năm sau (năm dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Theo quy định trên, đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức phiên họp của Chính phủ.
Hồ sơ trình Chính phủ gồm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
(1) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ:
- Sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh;
- Mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh;
- Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh;
- Mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn;
- Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua;
- Thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
(2) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
(3) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
(4) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
(5) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh.
(6) Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
(7) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại mục (1), mục (2) và (6) được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?