Hồ sơ, thủ tục thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên bao gồm những giấy tờ gì?
- Thủ tục thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thực hiện theo trình tự nào?
- Ai là người chịu trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng?
Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng như sau:
Thành lập khu rừng đặc dụng
...
3. Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm:
a) Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
b) Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
d) Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết quả thẩm định.
Theo đó, hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Kết quả thẩm định.
Thủ tục thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập khu rừng đặc dụng
...
4. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng.
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, theo trình tự sau đây:
- Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng.
Khu rừng đặc dụng (Hình từ Internet)
Ai là người chịu trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng?
Tại Điều 10 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về Trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng cụ thể:
Trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương.
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?