Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như thế nào?

Xin chào, tôi có thắc mắc muốn hỏi về cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cụ thể, tôi muốn biết cơ sở khám bệnh, chữa bệnh muốn thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng điều kiện nào? Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được pháp luật quy định ra sao? Những cơ sở nào đang thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được định nghĩa như sau:

“Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.”

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh muốn thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng điều kiện nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, quy định về điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

“1. Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
a) Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;
b) Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.”

Như vậy, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;

- Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

Mang thai hộ một

Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm những gì?

Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

“2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
a) Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, gồm:
- Công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 3a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.”

Như vậy, hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải bao gồm những nội dung sau đây:

- Công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 3a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP.

- Tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.


Thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như sau:

(1) Gửi hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ và ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gửi cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để hoàn chỉnh hồ sơ.

Như vậy, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện theo quy định nêu trên.

Những cơ sở khám, chữa bệnh nào đang thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là:

- Bệnh viện Phụ sản trung ương;

- Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;

- Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Những cơ sở đang thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay.

Mang thai hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm chi trả chi phí của bên nhờ mang thai hộ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhờ người khác mang thai hộ thì người nhờ mang thai hộ hay người mang thai hộ mới được hưởng chế độ thai sản?
Pháp luật
Có được nhờ người khác mang thai hộ khi hai vợ chồng đã có con nuôi? Phải đáp ứng điều kiện gì mới được nhờ người mang thai hộ?
Pháp luật
Môi giới mang thai hộ vì mục đích thương mại là gì? Môi giới mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Vợ chồng đang không có con chung thì được nhờ người mang thai hộ đúng không? Người mang thai hộ phải hỏi ý kiến của ai?
Pháp luật
Cá nhân tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm?
Pháp luật
Việc sử dụng dịch vụ mang thai hộ hay mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Vợ chồng không có con thì được phép nhờ ai mang thai hộ? Người mang thai hộ cần được tư vấn những gì?
Pháp luật
Thực hiện tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ khi không có trình độ chuyên khoa tâm lý bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Từ chối nhận con mang thai hộ được không? Từ chối nhận con mang thai hộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Nhận tiền hỗ trợ khi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có bị xem là hành vi vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mang thai hộ
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
824 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mang thai hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mang thai hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào