Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ như thế nào? Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì?

Cho tôi hỏi: Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ được cấp theo hồ sơ, thủ tục nào? Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì? - Câu hỏi của anh Cường (Bình Thuận)

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và tiểu mục 22 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ hiện nay bao gồm những nội dung sau:

- Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần sửa chữa, nơi sửa chữa, thời gian sửa chữa;

- Giấy giới thiệu;

- Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ nêu trên lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ như thế nào? Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì?

Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ như thế nào? Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì? (Hình từ Internet)

Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an ra sao?

Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an được thực hiện theo Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và tiểu mục 22 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.

Cụ thể như sau:

- Bước 1: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương có nhu cầu cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.

- Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đến nhận Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ hoặc nhận qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ.

Lệ phí (nếu có): 10.000 đồng/01 khẩu/chiếc.

Điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ là gì?

Dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 như sau:

Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ
1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện và phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao trách nhiệm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ;
b) Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
c) Việc nghiên cứu, chế tạo công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp sản xuất công cụ hỗ trợ thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt, an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
đ) Chủng loại sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm công cụ hỗ trợ phải có nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;
e) Người quản lý, người lao động, người phục vụ có liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ.

Như vậy, điều kiện thực hiện sửa chữa công cụ hỗ trợ hiện nay được xác định theo các nội dung nêu trên.

Công cụ hỗ trợ
Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mang gậy bóng chày để phòng thân có được xem là tàng trữ công cụ hỗ trợ trái phép không?
Pháp luật
Thủ tục đào tạo huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo Nghị định 149/2024 thế nào?
Pháp luật
Động vật nghiệp vụ là gì? Đơn vị huấn luyện động vật nghiệp vụ cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Kinh doanh công cụ hỗ trợ gồm những gì? Cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ có phải bảo đảm an ninh trật tự không?
Pháp luật
Còng số 8 là gì? Công an nhân dân có phải đối tượng được trang bị còng số 8 khi thực hiện nhiệm vụ không?
Pháp luật
Người dân có được trang bị bình xịt hơi cay tại nhà với mục đích phòng thân khi cần thiết hay không?
Pháp luật
Gậy baton là gì? Người dân mang gậy baton kim loại bên mình để tự vệ có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Ai được phép sử dụng còng số 8? Người có hành vi sử dụng còng số 8 trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Công an được giao sử dụng còng số 8 có trách nhiệm như thế nào? Công an bị tấn công bằng dao thì có được phép dùng còng số 8 để bắt giữ người không?
Pháp luật
Gậy 3 khúc có phải là công cụ hỗ trợ không? Sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Mua roi điện để tự vệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20.000.000 đồng có đúng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công cụ hỗ trợ
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,411 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công cụ hỗ trợ Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công cụ hỗ trợ Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào