Hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng có bắt buộc phải có biên bản nghiệm thu khối lượng hay không?
Hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng có bắt buộc phải có biên bản nghiệm thu khối lượng hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-BXD hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:
Thanh toán, tạm thanh toán và hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng
...
5. Hồ sơ tạm thanh toán bao gồm: Biên bản nghiệm thu khối lượng hoặc Biên bản xác nhận khối lượng (nếu chưa đủ điều kiện để nghiệm thu), Bảng tính giá trị thanh toán phát sinh (tăng hoặc giảm); Bảng tính giá trị tạm thanh toán và Đề nghị tạm thanh toán
Theo đó, hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoặc Biên bản xác nhận khối lượng (nếu chưa đủ điều kiện để nghiệm thu);
- Bảng tính giá trị thanh toán phát sinh (tăng hoặc giảm);
- Bảng tính giá trị tạm thanh toán và Đề nghị tạm thanh toán.
Như vậy, hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng không bắt buộc phải có biên bản nghiệm thu khối lượng nếu chưa đủ điều kiện để nghiệp thu. Khi đó, có thể sử dụng biên bản xác nhận khối lượng thay cho biên bản nghiệm thu khối lượng.
Hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng có bắt buộc phải có biên bản nghiệm thu khối lượng hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để quyết định giá trị tạm thanh toán khi các bên chưa đủ điều kiện để thanh toán theo đúng hợp đồng?
Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thanh toán hợp đồng xây dựng
...
4. Trường hợp trong kỳ thanh toán các bên chưa đủ điều kiện để thanh toán theo đúng quy định của hợp đồng (chưa có dữ liệu để điều chỉnh giá, chưa đủ thời gian để xác định chất lượng sản phẩm,...) thì có thể tạm thanh toán. Khi đã đủ điều kiện để xác định giá trị thanh toán thì bên giao thầu phải thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều này.
Và Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định về việc thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:
Thanh toán, tạm thanh toán và hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng
...
3. Việc tạm thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng lần tạm thanh toán để quyết định giá trị tạm thanh toán và biện pháp bảo đảm đối với các khoản tạm thanh toán, đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát vốn. Một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đến kỳ thanh toán chưa có dữ liệu điều chỉnh đơn giá, giá hợp đồng thì sử dụng đơn giá trong hợp đồng để thực hiện tạm thanh toán.
b) Đối với các sản phẩm, công việc, công tác đang trong quá trình thi công, chưa hoàn thành theo đúng yêu cầu của hợp đồng thì căn cứ mức độ hoàn thành đối với từng trường hợp cụ thể và chi tiết đơn giá sản phẩm, công việc, công tác đó trong hợp đồng để thực hiện tạm thanh toán.
4. Đối với những sản phẩm, công việc, công tác chưa được hoàn thành do các nguyên nhân, trong đó bao gồm hợp đồng bị chấm dứt hoặc một trong các bên tham gia hợp đồng không nghiệm thu sản phẩm, phải xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng chủ thể có liên quan trước khi thực hiện thanh toán.
...
Như vậy, việc tạm thanh toán hợp đồng xây dựng trong trường hợp trong kỳ thanh toán các bên chưa đủ điều kiện để thanh toán theo đúng quy định của hợp đồng cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng lần tạm thanh toán để quyết định giá trị tạm thanh toán và biện pháp bảo đảm đối với các khoản tạm thanh toán, đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát vốn.
Một số trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đến kỳ thanh toán chưa có dữ liệu điều chỉnh đơn giá, giá hợp đồng thì sử dụng đơn giá trong hợp đồng để thực hiện tạm thanh toán.
- Đối với các sản phẩm, công việc, công tác đang trong quá trình thi công, chưa hoàn thành theo đúng yêu cầu của hợp đồng thì căn cứ mức độ hoàn thành đối với từng trường hợp cụ thể và chi tiết đơn giá sản phẩm, công việc, công tác đó trong hợp đồng để thực hiện tạm thanh toán.
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, khi thực hiện hợp đồng xây dựng, các bên hợp đồng phải đảm bảo các nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng 2014. Cụ thể nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
- Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn xét thăng hạng giáo viên tiểu học hạng 3 lên hạng 2 cần phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bao lâu?
- Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quy định những nội dung gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội gồm những gì?
- Mức lương cơ sở năm 2025 mới nhất? Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức và LLVT năm 2025 vẫn tính theo lương cơ sở đúng không?
- Mẫu Đơn xin tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước mới nhất? Lưu ý khi viết Đơn xin tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước?
- Câu hỏi về Noel cho trẻ mầm non có đáp án? Câu hỏi trắc nghiệm về Giáng sinh? Câu hỏi về Giáng sinh bằng tiếng Anh?