Hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động và hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất bao gồm những gì?

Tôi muốn hỏi về hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động và Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất bao gồm những gì? Trình tự khám giám định y khoa được quy định như thế nào? Rất mong được tư vấn

Khám giám định lần đầu là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về khái niệm khám giám định như sau:

"1. Khám giám định lần đầu là lần đầu thực hiện khám giám định cho đối tượng, không phân biệt nội dung yêu cầu giám định, kể cả những đối tượng đã khám xác định mức độ khuyết tật ở Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp Xã hoặc đã khám sức khỏe ở Hội đồng khám tuyển nghĩa vụ quân sự mà đối tượng hoặc tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan không đồng ý với kết quả khám đó."

Hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động bao gồm những gì?

Hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động bao gồm những gì?

Hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động bao gồm:

+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;

+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

+ Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

Hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ tử tuất bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất bao gồm:

+ Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

+ Một trong các giấy tờ quy định lại điểm d khoản 1 Điều này.

Trình tự khám giám định y khoa được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Thông tư Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về trình tự khám giám định y khoa như sau:

(1) Kiểm tra đối chiếu

+ Người thực hiện khám GĐYK có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu người khám giám định với một trong các giấy tờ của người đó: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú có dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng cỡ ảnh 4 cm nhân với (x) 6 cm, cách ngày lập hồ sơ không quá 06 (sáu) tháng và đóng dấu giáp lai.

(2) Khám tổng quát

+ Bác sỹ Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK được giao thụ lý hồ sơ có trách nhiệm lập hồ sơ giám định, khám tổng quát và trình Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK duyệt chỉ định khám chuyên khoa (khám lâm sàng, cận lâm sàng) phù hợp với hồ sơ giám định do tổ chức hoặc cá nhân người khám giám định đề nghị.

(3) Khám chuyên khoa

+ Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận về những nội dung theo chỉ định của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK. Trường hợp cần thiết phải hội chẩn chuyên môn (chuyên khoa).

(4) Hội chẩn chuyên môn

+ Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK là thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức, chủ trì hội chẩn trước khi Hội đồng GĐYK họp. Trường hợp cần thiết, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK mời đối tượng và các GĐV chuyên khoa đã khám cho đối tượng tham dự.

(5) Họp Hội đồng GĐYK

+ Thực hiện theo trình tự phiên họp kết luận của Hội đồng quy định tại Điều 21 Thông tư này.

(6) Ban hành Biên bản GĐYK

+ Biên bản GĐYK do Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này.

(7) Lưu trữ hồ sơ khám GĐYK

+ Hồ sơ khám GĐYK được quản lý, lưu trữ tại Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK theo quy định của pháp luật về lưu trữ là 70 (bảy mươi) năm;

+ Trường hợp khám giám định đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 thì phải lưu thêm 01 (một) ảnh của đối tượng giám định trong hồ sơ khám GĐYK.

Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung khám giám định lần đầu mà bạn quan tâm.

Tải về mẫu giấy đề nghị khám giám định mới nhất 2023: Tại Đây

Khám giám định
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hướng dẫn quy trình khám giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người bị thương đang tại ngũ được quy định ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ khám giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động và hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất bao gồm những gì?
Pháp luật
Khám giám định lại do tái phát trong trường hợp nào? Hồ sơ khám giám định lại do tái phát mới nhất gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám giám định
1,009 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám giám định

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám giám định

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào