Hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú sẽ do ai chịu trách nhiệm lưu trữ và thời gian lưu trữ là bao lâu?
- Hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú sẽ do ai chịu trách nhiệm lưu trữ và thời gian lưu trữ là bao lâu?
- Khi kết thúc giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì Tổ chức pháp y tâm thần sẽ làm gì?
- Trường hợp cần kéo dài thời gian theo dõi giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì giám định viên tham gia giám định cần phải làm gì?
Hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú sẽ do ai chịu trách nhiệm lưu trữ và thời gian lưu trữ là bao lâu?
Căn cứ theo tiết b tiểu mục 12 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
12. Lập hồ sơ giám định và lưu trữ hồ sơ
a) Lập hồ sơ giám định:
Ngoài các tài liệu theo quy định tại điểm 3 hoặc điểm 4 khoản III phần A Quy trình này, hồ sơ giám định còn có các tài liệu kèm theo (các bút lục sử dụng trong quá trình giám định pháp y tâm thần):
- Biên bản bàn giao tài liệu và biên bản giao, nhận đối tượng giám định;
- Văn bản ghi nhận quá trình giám định, bao gồm: Bệnh án theo dõi giám định; Biên bản giám định pháp y tâm thần;
- Kết luận giám định;
- Ảnh đối tượng giám định;
- Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có).
b) Hồ sơ giám định pháp y tâm thần do Tổ chức pháp y tâm thần lưu trữ. Thời gian lưu trữ hồ sơ giám định là vĩnh viễn, theo quy định tại Thông tư số 53/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành y tế.
...
Như vậy hồ sơ giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú sẽ do Tổ chức pháp y tâm thần lưu trữ và thời gian lưu trữ hồ sơ giám định là vĩnh viễn.
Giám định pháp y tâm thần (Hình từ Internet)
Khi kết thúc giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì Tổ chức pháp y tâm thần sẽ làm gì?
Căn cứ theo tiểu mục 13 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
13. Kết thúc giám định:
a) Tổ chức pháp y tâm thần bàn giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định theo mẫu số 3 hoặc mẫu số 5 Phụ lục 2, hoặc mẫu số 3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này tùy theo từng loại đối tượng giám định (đối tượng giám định có lệnh tạm giam hoặc không có lệnh tạm giam);
b) Trả kết luận giám định: Tổ chức pháp y tâm thần trả kết luận giám định trực tiếp cho người được người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định cử tới (có chữ ký biên nhận) hoặc trả gián tiếp theo đường bưu điện, có dấu xác nhận của bưu điện (thư bảo đảm).
...
Như vậy khi kết thúc giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì Tổ chức pháp y tâm thần sẽ thực hiện những việc sau:
- Tổ chức pháp y tâm thần bàn giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định;
- Trả kết luận giám định: Tổ chức pháp y tâm thần trả kết luận giám định trực tiếp cho người được người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định cử tới (có chữ ký biên nhận) hoặc trả gián tiếp theo đường bưu điện, có dấu xác nhận của bưu điện (thư bảo đảm).
Trường hợp cần kéo dài thời gian theo dõi giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì giám định viên tham gia giám định cần phải làm gì?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục I Phần B Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần đối với từng hình thức giám định
...
I. Giám định nội trú
...
6. Theo dõi đối tượng giám định:
a) Đối tượng giám định được đưa vào buồng theo dõi. Trường hợp cần thiết phải theo dõi bằng camera.
b) Giám định viên tham gia giám định theo dõi sát, ghi chép đầy đủ, trung thực mọi diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định pháp y tân thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:
- Trường hợp cần điều trị cho đối tượng giám định: Đối tượng giám định được tổ chức pháp y tâm thần hội chẩn theo quy định của Bộ Y tế và thống nhất hướng điều trị. Ngoài giờ hành chính, nếu đối tượng giám định cần xử trí cấp cứu thì bác sĩ trực khám, xử trí và ghi chép diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định pháp y tâm thần.
- Thời gian theo dõi giám định tối đa là 06 (sáu) tuần/01 (một) đối tượng giám định.
Trường hợp cần kéo dài thời gian theo dõi giám định, giám định viên tham gia giám định thống nhất báo cáo Thủ trưởng Tổ chức pháp y tâm thần để xem xét quyết định việc kéo dài thời gian theo dõi và thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do (thời gian kéo dài không quá 03 (ba) tuần)
...
Như vậy trường hợp cần kéo dài thời gian theo dõi giám định pháp y tâm thần đối với hình thức giám định nội trú thì giám định viên tham gia giám định thống nhất báo cáo Thủ trưởng Tổ chức pháp y tâm thần để xem xét quyết định việc kéo dài thời gian theo dõi và thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do (thời gian kéo dài không quá 03 (ba) tuần).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp 1 gương có bị phạt không 2025 theo Nghị định 168? Quy định lắp gương chiếu hậu xe máy?
- Mẫu phiếu trình trong công tác văn thư, lưu trữ của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh mới nhất? Cách viết mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh? Tải về?
- Thời điểm trừ điểm giấy phép lái xe là khi nào? Trừ điểm như thế nào khi cá nhân có nhiều hành vi vi phạm?
- Mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng?