Hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc Hội gồm những giấy tờ gì? Hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc hội chậm nhất là bao lâu?
Hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc hội gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định về hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc hội như sau:
Theo đó, pháp luật có quy định hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc hội bao gồm những giấy tờ sau đây:
(1) Tờ trình;
(2) Dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết;
(3) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến dự thảo;
(4) Báo cáo rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế có liên quan đến dự thảo;
(5) Bản đánh giá về thủ tục hành chính, việc phân quyền, phân cấp, bảo đảm bình đẳng giới, chính sách dân tộc (nếu có);
(6) Bản thuyết minh quy phạm hóa chính sách trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025;
(7) Bản so sánh dự thảo sửa đổi, bổ sung, thay thế với luật, pháp lệnh, nghị quyết hiện hành;
(8) Bản tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, phản biện xã hội;
(9) Báo cáo thẩm định hoặc ý kiến của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết không do Chính phủ trình;
(10) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình hoặc báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết không do Chính phủ trình;
(11) Tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc Hội gồm những giấy tờ gì? Hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc hội chậm nhất là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc hội chậm nhất là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định thời gian trình Quốc hội đối với hồ sơ dự án gửi thẩm tra như sau:
Thẩm tra dự án
1. Đối với dự án trình Quốc hội thì chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan trình phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra để tiến hành thẩm tra và gửi hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này bằng bản điện tử đến Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội để gửi đến các Đoàn đại biểu Quốc hội và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
Đối với dự án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan trình phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra để tiến hành thẩm tra.
2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội chủ trì thẩm tra dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực mình phụ trách và dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết khác do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao; tham gia thẩm tra đối với nội dung liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách trong dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp có trách nhiệm tham gia thẩm tra về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật của dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.
...
Như vậy, đối với hồ sơ dự án gửi thẩm tra trình Quốc hội thì chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan trình cần gửi hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra để tiến hành thẩm tra và gửi hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 bằng bản điện tử đến Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội để gửi đến các Đoàn đại biểu Quốc hội và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội.
Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Theo đó, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể:
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi, sự kiện xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
- Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
- Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
- Việc áp dụng pháp luật khác với quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 do Quốc hội quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.