Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân năm 2024 gồm những nội dung gì? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu ra sao?
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân năm 2024 gồm những nội dung gì?
Ngày 23 tháng 3 năm 2024, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 702/QĐ-BYT công bố thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế tại Nghị định 25/2024/NĐ-CP.
Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Quyết định 702/QĐ-BYT 2024 nêu rõ:
Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” bao gồm:
a) Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 25/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ;
b) Bản sao Quyết định và Bằng chứng nhận phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”;
c) Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 số 25/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ.
Theo đó, Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân gồm những nội dung sau:
- Báo cáo thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân;
- Bản sao Quyết định và Bằng chứng nhận phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”;
- Các tài liệu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 25/2024/NĐ-CP
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân năm 2024 gồm những nội dung gì? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu ra sao?
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân năm 2024 thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 25/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân như sau:
- Cá nhân đã được tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” đạt các tiêu chuẩn sau đây:
+ Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học, kỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng;
+ Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.
- Có tài năng xuất sắc trong nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ về y tế, đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Là chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, tỉnh đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
+ Là thành viên nghiên cứu chính thực hiện 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu, kết quả đánh giá, xếp loại ở mức đạt trở lên;
+ Là tác giả ít nhất 02 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi được bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;
+ Là tác giả hoặc đồng tác giả ít nhất 01 sáng chế ứng dụng trong lĩnh vực y tế được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ cấp chứng nhận độc quyền sáng chế.
- Có thành tích xuất sắc trong công tác y tế góp phần cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Đã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” hoặc “Anh hùng lực lượng vũ trang”;
+ Đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
+ Đã được tặng Huân chương Lao động hoặc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc từ hạng Ba trở lên;
+ Đã được tặng 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 02 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh.
Như vậy, cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của danh hiệu Thầy thuốc ưu tú; có tài năng xuất sắc trong nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ về y tế; có thành tích xuất sắc trong công tác y tế góp phần cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam hiện nay là ngày bao nhiêu?
Ngày 06/02/1985, Quyết định 39-HĐBT năm 1985 được ban hành đã lấy ngày ngày 27 tháng 2 hàng năm làm ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Trong ngày này, Ủy ban nhân dân và ngành y tế các cấp có trách nhiệm tổ chức những hoạt động thích hợp nhằm cổ vũ cán bộ y tế quyết tâm thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch, ra sức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đối tượng được xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 41/2015/NĐ-CP về thời gian xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú như sau:
Thời gian xét tặng
Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được xét 3 năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, theo kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hằng năm là thời điểm công bố danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” cho các thầy thuốc nói chung.
Nghị định 25/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?