Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng bao gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng bao gồm những nội dung nào?
- Việc lấy ý kiến trong Bộ Quốc phòng về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thế nào?
- Vụ Pháp chế phải trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vào thời gian nào?
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng bao gồm những nội dung nào?
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 39/2017/TT-BQP như sau:
Lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Căn cứ kết quả đánh giá tác động chính sách, cơ quan lập đề nghị lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV Quy chế này, trong đó nêu rõ: sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; mục tiêu, nội dung của chính sách, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn, lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh, nghị định được ban hành; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết, Chính phủ ban hành nghị định.
b) Báo cáo đánh giá tác động chính sách.
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
d) Đề cương dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định.
đ) Tài liệu khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Bộ Quốc phòng gồm:
(1) Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định theo Mẫu số 02 Phụ lục IV Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 39/2017/TT-BQP: TẢI VỀ
Lưu ý: Trong đó tờ trình cần nêu rõ:
- Sự cần thiết ban hành;
- Mục đích, quan điểm xây dựng;
- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
- Mục tiêu, nội dung của chính sách, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn, lý do của việc lựa chọn;
- Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh, nghị định được ban hành;
- Thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua luật, pháp lệnh, nghị quyết, Chính phủ ban hành nghị định.
(2) Báo cáo đánh giá tác động chính sách.
(3) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
(4) Đề cương dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định.
(5) Tài liệu khác (nếu có).
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc lấy ý kiến trong Bộ Quốc phòng về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thế nào?
Việc lấy ý kiến trong Bộ Quốc phòng về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 23 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 39/2017/TT-BQP như sau:
Lấy ý kiến trong Bộ Quốc phòng về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật lấy ý kiến Vụ Pháp chế và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan đến chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những bất cập phát sinh của chính sách (nếu có) trong đề nghị xây dựng văn bản thuộc phạm vi chức năng của mình.
3. Hồ sơ gửi lấy ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy chế này.
Như vậy, việc lấy ý kiến trong Bộ Quốc phòng về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện cụ thể như sau:
(1) Cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật lấy ý kiến Vụ Pháp chế và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan đến chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những bất cập phát sinh của chính sách (nếu có) trong đề nghị xây dựng văn bản thuộc phạm vi chức năng của mình.
(3) Hồ sơ gửi lấy ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 39/2017/TT-BQP.
Vụ Pháp chế phải trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vào thời gian nào?
Việc phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 39/2017/TT-BQP như sau:
Thời gian lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Trước ngày 01 tháng 9 hằng năm, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình và quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này đề xuất, đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm sau.
Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; những nội dung chính của văn bản; các điều kiện cần thiết cho việc soạn thảo và dự kiến tiến độ soạn thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo.
2. Căn cứ đề nghị của các cơ quan, đơn vị, Vụ Pháp chế tổng hợp, lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó phải xác định cụ thể tên văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan trình văn bản, thời gian thẩm định, trình thông qua chính sách, thời gian trình ban hành văn bản.
3. Trước ngày 15 tháng 10 hằng năm, Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm sau của Bộ Quốc phòng; gửi văn bản đến Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp vào chương trình công tác năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định, Vụ Pháp chế phải trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm sau của Bộ trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.
Đồng thời gửi văn bản đến Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp vào chương trình công tác năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?