Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước cần những gì? Quy trình thẩm định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước cần những gì?
- Quy trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước thực hiện như thế nào?
- Từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định, thời hạn thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước cần những gì?
Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 18 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm định của đơn vị chủ trì soạn thảo;
b) Dự thảo Tờ trình Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành văn bản;
c) Dự thảo văn bản;
d) Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân có liên quan vào dự thảo văn bản (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân);
đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ thẩm định gửi Vụ Pháp chế là 01 bộ bằng bản giấy, đồng thời gửi bằng bản điện tử tới địa chỉ: [email protected].
Như vậy, hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước gồm:
- Công văn đề nghị thẩm định của đơn vị chủ trì soạn thảo;
- Dự thảo Tờ trình Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành văn bản;
- Dự thảo văn bản;
- Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân có liên quan vào dự thảo văn bản (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân);
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Trước đây, hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 18 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1.Hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm định của đơn vị chủ trì soạn thảo;
b) Dự thảo Tờ trình Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành văn bản;
c) Dự thảo văn bản;
d) Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân có liên quan vào dự thảo văn bản (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân);
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ thẩm định gửi Vụ Pháp chế là 01 bộ bằng bản giấy, đồng thời gửi bằng bản điện tử tới địa chỉ: [email protected].
Theo đó, hồ sơ đề nghị thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước gồm:
- Công văn đề nghị thẩm định của đơn vị chủ trì soạn thảo;
- Dự thảo Tờ trình Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành văn bản;
- Dự thảo văn bản;
- Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân có liên quan vào dự thảo văn bản (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân);
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Hồ sơ thẩm định gửi Vụ Pháp chế là 01 bộ bằng bản giấy, đồng thời gửi bằng bản điện tử tới địa chỉ: [email protected].
Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Quy trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước thực hiện như thế nào?
Quy trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước thực hiện theo Điều 21 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Trình tự thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ thẩm định đến Vụ Pháp chế theo quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
2. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức thẩm định hoặc đề xuất thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định để thẩm định bảo đảm tiến độ và chất lượng; gửi văn bản thẩm định đến đơn vị chủ trì, đồng thời gửi Tổng Kiểm toán nhà nước. Kết quả thẩm định phải thể hiện rõ quan điểm đồng ý trình ký ban hành hoặc chưa đủ điều kiện trình ký ban hành.
3. Trường hợp thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định, đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế tham dự Hội đồng tư vấn thẩm định để giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng để làm rõ những nội dung còn có những ý kiến khác nhau.
4. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo; gửi Vụ Pháp chế báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý theo ý kiến thẩm định.
Như vậy, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy trình như trên.
Trước đây, quy trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước thực hiện theo Điều 21 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Quy trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ thẩm định đến Vụ Pháp chế theo quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
2. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức thẩm định hoặc đề xuất thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định để thẩm định bảo đảm tiến độ và chất lượng; gửi văn bản thẩm định đến đơn vị chủ trì, đồng thời gửi Tổng Kiểm toán nhà nước. Kết quả thẩm định phải thể hiện rõ quan điểm đồng ý trình ký ban hành hoặc chưa đủ điều kiện trình ký ban hành.
3. Trường hợp thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định, đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế tham dự Hội đồng tư vấn thẩm định để giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng để làm rõ những nội dung còn có những ý kiến khác nhau.
4. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo; gửi Vụ Pháp chế báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý theo ý kiến thẩm định.
5. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản và ý kiến thẩm định thì đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản phải giải trình đầy đủ, chi tiết về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định tại Tờ trình để Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
Theo đó, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ thẩm định được hướng dẫn cụ thể trên đến Vụ Pháp chế.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức thẩm định hoặc đề xuất thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định để thẩm định bảo đảm tiến độ và chất lượng; gửi văn bản thẩm định đến đơn vị chủ trì, đồng thời gửi Tổng Kiểm toán nhà nước.
Kết quả thẩm định phải thể hiện rõ quan điểm đồng ý trình ký ban hành hoặc chưa đủ điều kiện trình ký ban hành.
Trường hợp thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định, đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế tham dự Hội đồng tư vấn thẩm định để giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng để làm rõ những nội dung còn có những ý kiến khác nhau.
Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo; Và gửi Vụ Pháp chế báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý theo ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản và ý kiến thẩm định thì đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản phải giải trình đầy đủ, chi tiết về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định tại Tờ trình để Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
Từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định, thời hạn thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
Thời hạn thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 20 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Thời hạn thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi đơn vị chủ trì soạn thảo kết quả thẩm định bằng văn bản. Trường hợp văn bản có nội dung phức tạp hoặc phải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định thì thời hạn thẩm định là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi đơn vị chủ trì soạn thảo kết quả thẩm định bằng văn bản.
Trường hợp văn bản có nội dung phức tạp hoặc phải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định thì thời hạn thẩm định là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định.
Trước đây, thời hạn thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 20 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Thời hạn thẩm định văn bản quy phạm pháp luật
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định và gửi đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản kết quả thẩm định bằng văn bản. Trường hợp văn bản có nội dung phức tạp hoặc phải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định thì thời hạn thẩm định là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định và gửi đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản kết quả thẩm định bằng văn bản.
Trường hợp văn bản có nội dung phức tạp hoặc phải thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định thì thời hạn thẩm định là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định.
Lưu ý: Không áp dụng Quy chế này đối với những văn bản cá biệt do Kiểm toán nhà nước ban hành; văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?