Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những gì? Những ai có quyền miễn nhiệm giám định viên tư pháp?
- Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những gì?
- Giám định viên tư pháp sẽ bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
- Ai có quyền miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định hiện nay?
- Để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp thì phải có thời gian hoạt động thực tế chuyên môn bao lâu?
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) thì hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;
- Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp bị miễn nhiệm.
Tải về mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: Tại Đây
Miễn nhiệm giám định viên tư pháp (Hình từ Internet)
Giám định viên tư pháp sẽ bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020), giám định viên tư pháp sẽ bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
đ) Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
g) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
h) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
Ai có quyền miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020), tùy từng đối tượng thì thẩm quyền miễn nhiệm có thể sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế miễn nhiệm giám định viên pháp y thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động tại các cơ quan ở trung ương ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp.
Để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp thì phải có thời gian hoạt động thực tế chuyên môn bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp 2012 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Theo đó, người muốn được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp thì phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Nếu người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn chỉ cần từ đủ 03 năm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?
- Ngày 2 tháng 1 là ngày gì? Ngày 2 tháng 1 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 2 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Tài sản hiện có là gì? Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có gì khác nhau?
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có bao gồm các thương nhân cung cấp dịch vụ logistics cho hoạt động thương mại điện tử?