Hồ sơ đề nghị miễn học phí đối với sinh viên khuyết tật cần phải chuẩn bị những giấy tờ nào và được xét duyệt và thẩm định trong bao nhiêu ngày?

Sinh viên khuyết tật thuộc đối tượng miễn học phí khi học đại học. Sau khi hoàn thành chương trình đại học muốn học tiếp lên trình độ thạc sĩ thì sinh viên khuyết tật có được miễn học phí nữa không? Nếu được thì hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Sinh viên khuyết tật học tiếp chương trình thạc sĩ thì có được miễn học phí hay không?

Căn cứ khoản 6 Điều 20 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí như sau:

"Điều 20. Cơ chế miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí
...
5. Không áp dụng miễn, giảm học phí đối với trường hợp đang hưởng lương và sinh hoạt phí khi đi học, các trường hợp học cao học, nghiên cứu sinh (trừ đối tượng quy định tại khoản 14, khoản 16 Điều 15 Nghị định này).
6. Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với người học trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học khác cùng cấp học và trình độ đào tạo. Nếu người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí đồng thời học ở nhiều cơ sở giáo dục hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một trường thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi.
7. Không áp dụng chế độ miễn, giảm học phí đối với người học theo hình thức giáo dục thường xuyên và đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các cơ sở giáo dục thường xuyên trừ trường hợp các đối tượng học các cấp học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức giáo dục thường xuyên.
8. Không áp dụng chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập trong thời gian người học bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung. Trường hợp người học phải dừng học; học lại, lưu ban (không quá một lần) do ốm đau, tai nạn hoặc dừng học vì lý do bất khả kháng không do kỷ luật hoặc tự thôi học thì thủ trưởng cơ sở giáo dục xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định và tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định này.
..."

Theo quy định trên thì không áp dụng với đối tượng đã hưởng chế độ miễn học phí tại cơ sở giáo dụng đại học, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học khác cùng cấp học và trình độ đào tạo.

Như vậy, nếu sinh viên khuyết tật tiếp tục theo học chương trình thạc sĩ thì vẫn được miễn học phí.

Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập mới nhất 2023: Tại Đây

Sinh viên khuyết tật

Sinh viên khuyết tật

Hồ sơ đề nghị miễn học phí đối với sinh viên khuyết tật cần phải chuẩn bị những giấy tờ nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị miễn học phí như sau:

"Điều 19. Hồ Sơ thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
1. Hồ sơ:
a) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí:
...
- Đối với các đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập: Mẫu theo Phụ lục V; đối với các đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tư thục: Mẫu theo Phụ lục VII.
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng sau:
...
- Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
...
d) Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.
đ) Trường hợp học sinh, sinh viên có thẻ căn cước công dân và được cấp mã số định danh cá nhân, thông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ liệu về dân cư với các cơ sở giáo dục đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính, Sở Tài chính, thì cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em, học sinh, sinh viên không phải nộp “Giấy khai sinh” và “Sổ hộ khẩu thường trú”."

Theo đó, sinh viên cần chuẩn bị đơn đề nghị miễn học phí; bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy xác nhận khuyết tật.

Hồ sơ đề nghị miễn học phí đối với sinh viên khuyết tật được xét duyệt và thẩm định trong bao nhiêu ngày?

Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về việc phê duyệt thẩm định hồ sơ đề nghị miễn học phí như sau:

"Điều 19. Hồ Sơ thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
...
3. Trách nhiệm xét duyệt và thẩm định hồ sơ:
...
c) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên và học viên; đồng thời lập danh sách học sinh, sinh viên, học viên được miễn, giảm học phí theo mẫu quy định tại Phụ lục IX gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, lập dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại Phụ lục X gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm;
..."

Từ quy định trên thì trong vòng 10 ngày kể từ nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn học phí đối với sinh viên khyết tật.

Sinh viên khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những sinh viên khuyết tật có được miễn học, miễn thi các học phần Giáo dục quốc phòng - an ninh không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị miễn học phí đối với sinh viên khuyết tật cần phải chuẩn bị những giấy tờ nào và được xét duyệt và thẩm định trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Sinh viên khuyết tật đã được hưởng chế độ miễn học phí muốn học tiếp văn bằng hai có thì có được miễn học phí nữa không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh viên khuyết tật
1,329 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh viên khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sinh viên khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào