Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng sẽ gồm những tài liệu gì theo quy định hiện nay?
Quy định về việc kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng do cơ quan nhà nước nào ban hành?
Căn cứ Điều 51 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Thống nhất quản lý các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và tổ chức chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương, các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc trong phạm vi cả nước thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
2. Ban hành các văn bản quy định nội quy trường giáo dưỡng; nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc; hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ, miễn chấp hành phần thời gian còn lại của học sinh, trại viên; quy định về thăm gặp, nhận, gửi thư, tiền, quà, liên lạc điện thoại; quy định công tác của giáo viên chủ nhiệm; quy định về xếp loại thi đua; quy định về khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, trại viên; quy định việc lập kế hoạch tổ chức lao động, quản lý, sử dụng kết quả lao động, đào tạo nghề nghiệp của học sinh, trại viên; quy định việc lập, quản lý, sử dụng Quỹ hòa nhập cộng đồng.
3. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, bảo đảm cho các hoạt động đó theo đúng quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức để thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Theo quy định trên thì quy định về việc kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng sẽ do Bộ Công an ban hành.
Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng sẽ gồm những tài liệu gì theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Học sinh trường giáo dưỡng sẽ bị xử lý kỷ luật bằng những hình thức nào khi vi phạm nội quy?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về hình thức xử lý kỷ luật như sau:
Hình thức kỷ luật và nguyên tắc áp dụng
1. Hình thức kỷ luật
a) Học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP;
b) Trại viên vi phạm nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
...
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 23 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh
1. Học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng, có kết quả xếp loại học tập, rèn luyện, học nghề và lao động đạt loại Khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định khen thưởng bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Biểu dương; tặng giấy khen; tặng quà;
b) Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức;
c) Được thưởng 05 ngày về thăm gia đình, không kể thời gian đi đường và một khoản tiền để ăn, mua vé tàu, xe đi và về;
Trường hợp hết thời gian thưởng về thăm gia đình mà học sinh cố tình không trở lại thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức đưa học sinh đó trở lại trường giáo dưỡng;
d) Được đề nghị xem xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng.
2. Học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục tại phòng riêng không quá 05 ngày. Học sinh bị giáo dục tại phòng riêng phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước đội, tổ, nhóm hoặc lớp. Trong thời gian giáo dục tại phòng riêng, học sinh được tham gia học văn hóa.
3. Quyết định khen thưởng, kỷ luật được lưu vào hồ sơ học sinh.
4. Học sinh vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, học sinh trường giáo dưỡng khi vi phạm nội quy trường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
(1) Khiển trách;
(2) Cảnh cáo;
(3) Giáo dục tại phòng riêng không quá 05 ngày. Học sinh bị giáo dục tại phòng riêng phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước đội, tổ, nhóm hoặc lớp. Trong thời gian giáo dục tại phòng riêng, học sinh được tham gia học văn hóa.
Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng sẽ gồm những tài liệu gì?
Theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 49/2022/TT-BCA thì hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh trường giáo dưỡng sẽ gồm các tài liệu sau:
(1) Biên bản về việc học sinh vi phạm nội quy;
(2) Biên bản thu giữ tang vật (nếu có);
(3) Bản tường trình, kiểm điểm của học sinh vi phạm;
(4) Biên bản ghi lời khai của học sinh vi phạm;
(5) Biên bản về việc học sinh vi phạm không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm (nếu có);
(6) Báo cáo tường trình của học sinh chứng kiến sự việc vi phạm nội quy (nếu có);
(7) Phiếu khám sức khỏe, biên bản kiểm tra dấu vết trên thân thể (nếu có);
(8) Đề nghị kỷ luật học sinh của Giáo viên chủ nhiệm phát hiện hành vi vi phạm;
(9) Đề nghị kỷ luật học sinh của Tiểu ban hoặc của Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan;
(10) Biên bản họp Tiểu ban xét kỷ luật học sinh (nếu có);
(11) Biên bản họp Hội đồng xét kỷ luật học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?