Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác gồm những gì?
- Điều kiện để thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác là gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác gồm các bước nào?
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác gồm những gì?
Căn cứ khoản 5 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
5. Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác
...
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
+ Quyết định thôi hưởng trợ cấp;
+ Giấy giới thiệu của UBND cấp huyện nơi người cao tuổi chuyển đi;
+ Hồ sơ gốc thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người cao tuổi
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
UBND cấp huyện nơi người cao tuổi chuyển đi và chuyển đến.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác gồm những nội dung sau đây:
(1) Quyết định thôi hưởng trợ cấp;
(2) Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người cao tuổi chuyển đi;
(3) Hồ sơ gốc thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác gồm những gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác là gì?
Căn cứ khoản 5 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
5. Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác
...
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người cao tuổi đang nhận trợ cấp xã hội hằng tháng chuyển từ quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sang quận, huyện, thị xã, thành phố khác trong cùng tỉnh, thành phố thuộc trung ương; hoặc người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;
+ Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác được thực hiện khi:
Người cao tuổi đang nhận trợ cấp xã hội hằng tháng chuyển từ quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sang quận, huyện, thị xã, thành phố khác trong cùng tỉnh, thành phố thuộc trung ương;
Hoặc người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Trình tự thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác gồm các bước nào?
Căn cứ khoản 5 Mục I Quyết định 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục hành chính cấp tỉnh như sau:
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
5. Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác
- Trình tự, thời gian thực hiện:
+ Bước 1: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng Quyết định thôi hưởng trợ cấp và có giấy giới thiệu, kèm theo hồ sơ để người cao tuổi đến làm thủ tục nhận trợ cấp xã hội hằng tháng tại nơi ở mới.
+ Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu và hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng của người cao tuổi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tại nơi ở mới của người cao tuổi tiếp nhận, xem xét hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi theo mức của địa phương mình.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
...
Như vậy, trình tự thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác gồm các bước sau đây:
Bước 1: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng Quyết định thôi hưởng trợ cấp và có giấy giới thiệu, kèm theo hồ sơ để người cao tuổi đến làm thủ tục nhận trợ cấp xã hội hằng tháng tại nơi ở mới.
Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tại nơi ở mới của người cao tuổi tiếp nhận, xem xét hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi theo mức của địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải cung cấp những thông tin nào để phục vụ giám sát vận hành thị trường điện?
- Mẫu Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ mới nhất? Một công ty con có bao nhiêu công ty mẹ?
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải và quản lý chất thải gồm các nhóm nào? Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường?
- Hướng dẫn xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện? Định hướng sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch như thế nào?
- Cá nhân được bảo lưu quyền dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong vòng bao lâu?