Hồ sơ đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp của quân nhân có yêu cầu phải nộp bản chính giấy ra viện không?
- Hồ sơ đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp của quân nhân có yêu cầu phải nộp bản chính giấy ra viện không?
- Quy trình, trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động của đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đối với dân quân được quy định như thế nào?
- Thời gian tối đa giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của quân nhân được quy định như thế nào?
Hồ sơ đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp của quân nhân có yêu cầu phải nộp bản chính giấy ra viện không?
Hồ sơ đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp của quân nhân có yêu cầu phải nộp bản chính giấy ra viện không? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định hồ sơ đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp của quân nhân gồm các giấy tờ sau:
– Sổ BHXH;
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN của Thủ trưởng đơn vị;
– Bản chính giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án sau khi điều trị BNN; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh thì phải có hồ sơ khám BNN;
– Bản chính biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của cơ quan có thẩm quyền;
– Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo mẫu;
– Quyết định về việc hưởng trợ cấp BNN hằng tháng hoặc một lần;
– Bàn quá trình đóng BHXH;
– Phiếu truy trả, phiếu điều chỉnh trợ cấp BNN hằng tháng;
– Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với trường hợp hưởng BNN hằng tháng đồng thời chuyển về địa phương (Mẫu số 10A-HBQP).
– Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Như vậy, cơ quan nhân sự nơi quân nhân thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị thuộc Bộ quốc phòng cần chuẩn bị các giấy tờ nêu trên để đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp nhằm đảm bảo các quyền lợi liên quan cho quân nhân.
Trong trường hợp nộp giấy ra viện thì lưu ý giấy ra viện cần nộp bản chính thì hồ sơ mới hợp lệ.
Tải về mẫu giấy ra viện mới nhất 2023: Tại Đây
Quy trình, trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động của đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đối với dân quân được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định như sau:
Quy trình, trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Đối với người sử dụng lao động
a) Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương
- Hướng dẫn người lao động nộp hồ sơ; tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân giữa hồ sơ tham gia BHXH và giấy khai sinh, chứng minh thư (hoặc căn cước công dân), số hộ khẩu của người lao động phải bảo đảm tính thống nhất trước khi lập hồ sơ gửi cơ quan nhân sự cấp trên;
- Bổ sung đầy đủ quá trình đóng BHXH của người lao động vào sổ BHXH đến tháng liền kề trước khi bị TNLĐ, BNN hoặc đến tháng liền kề trước khi có kết luận của Hội đồng GĐYK (đối với trường hợp không nghỉ việc điều trị bệnh hoặc không xác định được thời gian ra viện);
- Chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi cơ quan nhân sự cấp trên, kèm theo dữ liệu hồ sơ hưởng;
- Nhận lại hồ sơ đã được giải quyết từ cơ quan nhân sự cấp trên, giao cho người lao động.
b) Cơ quan nhân sự cấp trên trung đoàn và tương đương
Tiếp nhận hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN do cơ quan nhân sự cấp dưới chuyển đến, kiểm tra, đối chiếu, hoàn thiện hồ sơ thuộc trách nhiệm theo hướng dẫn tại các Điều 13, 14, 15, 16 và 17 Thông tư này, gửi cơ quan nhân sự trực thuộc Bộ, tổng hợp gửi BHXH Bộ Quốc phòng hồ sơ của từng người lao động kèm theo dữ liệu hồ sơ hưởng; nhận lại hồ sơ đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết, bàn giao cho đơn vị thuộc quyền để giao cho người lao động;
c) Cơ quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương
- Tiếp nhận quyết định hưởng chế độ TNLĐ, BNN đã được BHXH Bộ Quốc phòng giải quyết do cơ quan nhân sự hoặc người lao động chuyển đến; kiểm tra, lập danh sách chi trả đầy đủ, kịp thời theo mẫu số 05/BHXH ban hành kèm theo Thông tư số 37/2017/TT-BQP ;
- Hằng quý, năm tổng hợp, lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ BHXH) gửi cơ quan tài chính cấp trên đến cơ quan tài chính trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định.
Chiếu theo quy định này và thông tin bạn cung cấp, cơ quan nhân sự nơi anh trai bạn thực hiện nhiệm vụ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã trình bày ở trên sau đó nộp tại BHXH Bộ Quốc phòng để được xem xét hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Thời gian tối đa giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của quân nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định như sau:
Thời hạn giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người lao động điều trị ổn định xong ra viện, cơ quan nhân sự hoàn thiện hồ sơ, giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động (bao gồm cả thời gian di chuyển hồ sơ).
2. Khi có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động, trong thời hạn 15 ngày đối với cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 05 ngày đối với cấp đơn vị trực thuộc Bộ hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ, gửi BHXH Bộ Quốc phòng.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, BHXH Bộ Quốc phòng hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ đối với người lao động.
4. Trường hợp người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu, phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan BHXH nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
5. Trường hợp hồ sơ không được giải quyết thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, thời gian tối đa giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của quân nhân là 130 ngày kể từ ngày người lao động điều trị ổn định xong ra viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?