Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng được cấp cho người đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm các giấy tờ, tài liệu nào?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng có quyền và nghĩa vụ gì?
Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng được cấp cho người đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
Theo quy định tại Điều 85 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định 175/2024/NĐ-CP và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề như sau:
(1) Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B.
(2) Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng 01 dự án nhóm B hoặc 02 dự án nhóm C.
(3) Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng 01 dự án từ nhóm C trở lên.
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm các giấy tờ, tài liệu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm các giấy tờ, tài liệu như sau:
(1) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng TẢI VỀ là bản gốc trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính; tệp tin chụp từ bản gốc trong trường hợp nộp trực tuyến;
(2) Tệp tin ảnh màu cỡ 4x6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
(3) Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với lĩnh vực, hạng chứng chỉ hành nghề đề nghị cấp; trường hợp trên văn bằng không ghi hoặc ghi không rõ chuyên ngành đào tạo thì phải nộp kèm bảng điểm hoặc phụ lục văn bằng để làm cơ sở kiểm tra, đánh giá (đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, trường hợp cá nhân là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Các trường hợp còn lại văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được hệ thống giáo dục Việt Nam công nhận);
(4) Chứng chỉ hành nghề (nếu có) đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó phù hợp với thời gian và phạm vi chứng minh kinh nghiệm;
(5) Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện hợp pháp của chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung xác nhận về các công việc mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai hoặc văn bản của các cơ quan chuyên môn về xây dựng có nội dung liên quan đến kinh nghiệm của cá nhân kê khai; hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện đã kê khai đối với trường hợp cá nhân hành nghề độc lập;
(6) Giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
(7) Các tài liệu quy định tại các khoản (3), (4), (5), (6) nêu trên phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin bản sao điện tử được chứng thực theo quy định;
(8) Trường hợp cá nhân bảo lưu quyền dự thi sát hạch theo quy định tại khoản 8 Điều 89 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gồm đơn, ảnh theo quy định tại các khoản (1), (2) nêu trên và thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trước đó.
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại Điều 78 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cá nhân đề nghị câp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền và nghĩa vụ như sau:
(1) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:
- Được yêu cầu cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;
- Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung ghi trên chứng chỉ hành nghề;
- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.
(2) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:
- Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ; cung cấp thông tin khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Hành nghề đúng với nội dung ghi trên chứng chỉ hành nghề, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
- Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề;
- Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
- Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốt nghiệp trung học phổ thông có được tham dự kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản?
- Cơ sở y tế có được lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế theo quy định của pháp luật hiện nay hay không?
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ đầu tư quy định như thế nào?
- Phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 bị thu hồi khi nào?
- Trách nhiệm đảm bảo điều kiện cần thiết để Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước hoàn thành nhiệm vụ thuộc về ai?